Xu hướng phổ cập Trí tuệ nhân tạo AI trên ô tô ở Việt Nam

(New.oto-hui.com) – Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trên ôtô giờ đây không còn là “đặc quyền” của dòng xe cao cấp, nhờ vào sự ra đời của những sản phẩm AI do người Việt nghiên cứu và phát triển.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự phổ biến của các trợ lý giọng nói trên Android Auto, Apple Carplay và màn hình rời đang đi cùng xu hướng ôtô hóa (motorization) dự báo sẽ bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi hơn nửa số người dùng muốn sử dụng tiếng nói để giao tiếp khi lái xe để đảm bảo an toàn.

Hơn 52% người dùng muốn sử dụng Voice AI khi lái xe

Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế ôtô hoá được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người 3.000 USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đạt 50 xe, nhất là với việc Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, là khách hàng tiêu dùng lớn tiềm năng của xe cá nhân. Dự đoán đến năm 2025, thị trường sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm.

Xu hướng ôtô hóa đi kèm với AI ở Việt Nam - Ảnh 1.
Thị trường xe hơi trong nước đang phát triển nhanh chóng.

Báo cáo của Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, 10% số tai nạn chết người và 15% tai nạn gây thương vong là do tài xế bị mất tập trung trong quá trình lái. Nhiều ý kiến cho rằng, Voice AI có thể giúp cải thiện điều này với chức năng giảm sao nhãng và đây cũng được cho là tác động giá trị nhất của việc tích hợp Voice AI trong lái xe. Chưa kể đến, với Voice AI, người lái xe có thể làm được nhiều việc hơn và mang lại một trải nghiệm đáng nhớ, dễ dàng. Vì vậy, Voice AI đang trở thành nòng cốt cho sự phát triển của công nghiệp xe hơi.

Milano, Cinque Terre & Lago Di ComoCopy video urlPlay / PauseMute / UnmuteReport a problemLanguageMox PlayerADVERTISEMENTSố liệu thống kê từ Think With Google cũng cho thấy, hơn 52% số người dùng thích sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói (Voice AI) khi lái xe, điều này mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn việc phải gõ tìm kiếm trong khi cầm vô lăng hoặc phải dừng xe hoàn toàn chỉ để để tìm kiếm một cái gì đó như đường đi, địa điểm…

Xu hướng ôtô hóa đi kèm với AI ở Việt Nam - Ảnh 2.
Theo Think With Google, hơn 52% số người dùng thích sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói (Voice AI) khi lái xe.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực AI cũng cho rằng giọng nói chính là phương tiện giao tiếp tốt nhất, tự nhiên nhất giữa con người và máy tính, có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ rất cao, vượt trội so với cách nhập liệu bằng bàn phím thông thường. Do đó, tiếng nói là công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính trong thời gian 5-10 năm tới.

AI ngày càng phổ biến trên ôtô ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đều có sự tập trung phát triển Trí tuệ nhân tạo, đặc biệt AI đã được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển trong cuộc CMCN 4.0. Trí tuệ nhân tạo đã và đang chứng minh những tác động lớn lao với cuộc sống con người bằng việc thay đổi cách thức vận hành những tác vụ quen thuộc trong cuộc sống, từ y tế, giáo dục, giao thông cho đến thương mại điện tử.

Trong đó, sự phát triển và phổ biến của các trợ lý tiếng nói với khả năng nghe và hiểu tốt tiếng Việt là dấu ấn lớn của lĩnh vực này. Điển hình là Kiki, ngày càng quen thuộc với người lái xe trong nước. Sử dụng tiếng nói, mang đến trải nghiệm rảnh tay đã và đang phát huy lợi thế lớn trên ôtô, giúp Kiki có thể tận dụng hết thế mạnh của mình. Nghe nhạc, đọc tin, tìm đường đi trên xe sẽ được thực hiện nhanh chóng thông qua việc điều khiển bằng giọng nói.

Xu hướng ôtô hóa đi kèm với AI ở Việt Nam - Ảnh 3.
Người lái xe trong nước quen dùng Kiki qua kết nối Apple Carplay hoặc Android Auto.

Tuy nhiên, với việc trợ lý ảo của Google đã hỗ trợ tiếng Việt trên smartphone thì không hoàn toàn loại trừ khả năng họ sẽ tấn công vào thị trường này trên xe hơi. Khi đó, khả năng thấu hiểu người Việt cùng khả năng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Kiki, nhất là với những nội dung bản địa như nghe nhạc hay tin tức.

Lãnh đạo một sản phẩm loa thông minh có sử dụng tiếng Việt từng cho rằng, việc xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, rồi phát triển nó để thực sự hiểu hành vi người dùng, hiểu câu lệnh để giao tiếp tự nhiên không phải là một việc đơn giản và phải đầu tư rất lớn về công sức, thời gian, tiền bạc.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác