Một số thiết bị đo kiểm mạch điện trên ô tô

(News.oto-hui.com) – Các thiết bị đo kiểm điện là công cụ cần có đối với các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa ô tô, giúp họ duy trì và sửa chữa hệ thống điện một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe hơi trong mọi điều kiện và môi trường lái xe.

1. Đèn thử điện ô tô

Đèn thử điện là thiết bị chuyên dụng để kiểm tra điện áp. Đèn thử điện được sử dụng phổ biến trong việc kiểm tra, sửa chữa điện ô tô.

Đèn thử điện ô tô
Đèn thử điện ô tô

Cấu tạo chính của đèn thử điện gồm:

  • Ngòi bút được làm nhọn: đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chi tiết đo
  • Dây điện
  • Kẹp cá sấu
  • Bóng đèn

Dựa vào loại bóng đèn sử dụng, ta có hai loại đèn thử chính: Đèn thử sợi đốt và đèn thử LED

Đèn thử sợi đốt

Đèn thứ sợi đốt thường dùng để kiểm tra điện áp trong cách hệ thống điện ô tô và đặc biệc được sử dụng trong các trường hợp đo điện dương (+), mass (-), tín hiệu đầu vào, đầu ra của các chi tiết.

Bóng đèn sợi đốt thường sử dụng có công suất 3W. Ngoài ra, tùy theo điều kiện đo chúng ta có thể linh động thay thế bóng đèn có công suất phù hợp.

Đèn thử LED

Đèn thử LED thường dùng để kiểm tra điện áp và tín hiệu điều khiển trong các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô.

Bên trong đèn thử LED thường được lắp thêm một điện trở khoảng 1 kOhm để giảm áp cho bóng đèn. Ngoài ra, để dễ dàng quan sát và thuận tiên cho quá trình đo nên thường có 2 bóng LED mắc ngược nhau với 2 màu khác nhau.

2. Đồng hồ đo điện VOM

Trong thực tế, các dụng cụ đo điện tử rất đa dạng, ví dụ như đồng hồ đo tụ điện, đo cuộn cảm, đó tần số, đo dạng sóng. Nhưng thông dụng nhất là đồng hồ đo VOM (Volt – Ohm – Meter) dùng để đo điện áp và điện trở của dòng điện. Đồng hồ đo VOM có hai loại: loại cơ khí và loại điện tử.

VOM cơ khí (kim)

Đồng hồ VOM cơ khí chỉ thị bằng vạch số và kim nên còn gọi là đồng hồ kim. Đồng hồ này có thể đo sự nạp xã của tụ, đo diode, transistor, FET, MOSFET, điện trở, điện áp, dòng điện…

1. Kim chỉ thị là bộ phận nằm trên thước hình cung, để thông báo kết quả đo.

2. Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh

3. Đầu đo điện áp thuần xoay chiều

4. Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)

5. Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)

6. Vỏ trước

7. Mặt chỉ thị

8. Mặt kính

9. Vỏ sau

10. Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)

11. Chuyển mạch chọn thang đo

12. Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A

VOM điện tử

Thiết bị gồm có những bộ phận cơ bản sau:

Màn hình LCD: Cho phép hiển thị các giá trị đo rõ ràng, chính xác, trong thời gian nhanh nhất.

1. V~:Thang đo điện áp xoay chiều.

2. V- : Thang đo điện áp một chiều.

3. A~:Thang đo dòng điện xoay chiều.

4. A- :Thang đo dòng điện một chiều.

5. Ω: Thang đo điện trở

6. F: Thang đo điện dung

7. hFE: Thang đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh

8. Núm vặn: Giúp bạn lựa chọn các thang đo, dải đo phù hợp, đáp ứng nhu cầu làm đo lường.

9. Hold: Nút giữ dữ liệu, đảm bảo kết quả đóng băng cho phép theo dõi và đọc kết quả dễ dàng.

10. Giắc cắm: (Giắc cắm đỏ và giắc cắm đen) dùng để kết nối với đầu dò giúp phép đo đơn giản hơn. Thông thường giắc cắm sẽ nằm ở cuối của máy đo điện. Một số loại đồng hồ vạn năng khác còn sở hữu tới 3, 4 giắc cắm.

Đồng hồ đo điện điện tử có thời gian đo nhanh chóng và đảm bảo kết quả đo chính xác nhất nên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 


Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác