(News.oto-hui.com) – Bộ xử lý khí thải DI-SCR với công nghệ phun kép kết hợp với việc quản lý nhiệt và xử lý khí thải bằng bộ chuyển đổi xúc tác, công nghệ xử lý khí thải mới của Bosch hoàn toàn có thể dễ dàng giảm lượng khí thải nitơ oxit. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ xử lý khí thải phun kép DI-SCR của Bosch.
SCR là viết tắt của tên gọi bộ chuyển đổi xúc tác, trong công nghệ xử lý khí thải mới, Bosch đã đặt tên cho nó là DI-SCR (Double Injection Selective Catalytic Redution), phun kép ở đây có nghĩa là Ure sẽ được phun kép vào để làm chất khử khí thải.
Trong công nghệ phun kép này, tùy vào tình tốc độ của xe, mà lượng Ure sẽ được bơm vào hai bộ chuyển đổi xúc tác: một bộ ở gần động cơ và một bộ ở xa động cơ. Cũng giống như những công nghệ làm sạch khí thải khác, DI-SCR sinh ra để làm cho những động cơ Diesel mới có thể đạt tiêu chuẩn EURO 5.
1. Các bộ phận của hệ thống xử lý khí thải phun kép DI-SCR của Bosch:
2. Sơ đồ các bộ phận của hệ thống xử lý khí thải phun kép DI-SCR:
- A: Electronic Engine Control Unit – Bộ điều khiển động cơ điện tử
- B: Supply Module – Mô-đun cung cấp
- C: NOx Sensor – Cảm biến NOx
- D: Particulate Matter Sensor – Cảm biến vật chất dạng hạt
- E: Dosing Module, Fluid-cooled – Mô-đun định lượng
- F: Delta Pressure Sensor – Cảm biến chênh lệch áp suất
- G: Injection Unit – Thiết bị phun
- H: NOx Sensor – Cảm biến NOx
- I: Dosing Module, Fluid-cooled – Mô-đun định lượng
- J: NOx Sensor – Cảm biến NOx
- K: Meterinh Unit with Shut-off Valve – Bộ đo lường với van đóng mở
3. Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lí khí thải phun kép DI-SCR:
DI-SCR là một công nghệ xử lý khí thải thông minh. Nó có thể xử lý khí thải hay nói cách khác là khử oxit nitơ tốt ở tất cả các điều kiện lái xe khác nhau. Tất cả những hoạt động trong quy trình xử lý khí thải của công nghệ DI-SCR đều diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả là nhờ vào mô hình động học mới, được phát triển trong bộ điều khiển động cơ.
Bên cạnh đó, cách bố trí hệ thống khí xả, nơi quá trình phun urê diễn ra trong 1 bộ chuyển đổi xúc tác kết hợp chặt chẽ, đặt gần và xa động cơ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý khí thải. Sở dĩ chúng ta gọi DI-SCR là công nghệ xử lý khí thải thông minh là vì những phương trình phản ứng hóa học của quá trình xử lý khí thải được mô hình hóa dưới dạng phương trình vi phân trong thiết bị điều khiển, và chúng được sử dụng để xác định mức lấp đầy amoniac được cải thiện cho mỗi bộ chuyển đổi xúc tác.
Mặt khác, các bộ phận cảm biến trong hệ thống DI-SCR có thể đo lường, kiểm ra, giám sát các bộ chuyển đổi xúc tác và cung cấp cho bộ phận điều khiển các dữ liệu liên quan để định lượng urê. Ban đầu chúng ta đã đề cập tới vấn đề quản lí nhiệt của công nghệ xử lý khí thải DI-SCR, đó chính là vì hệ thống có 2 bộ chuyển đổi xúc tác, điều này cho phép hệ thống tận dụng sức mạnh của hai bộ chuyển đổi xúc tác ở các nhiệt độ khác nhau.
Do đó, công nghệ hoạt động tối ưu mọi lúc – trong quá trình vận hành động cơ tải cao, tái tạo bộ lọc hạt và chu kỳ tải thấp cũng như khi động cơ khởi động trong điều kiện máy đang ”lạnh”. Vì thế mà những chiếc xe vận tải sử dụng động cơ diesel luôn có thể đạt được mức độ khử oxit nitơ cao trong vận chuyển đường dài cũng như vận chuyển phân phối với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp.
4. Những đặc tính nổi trội của công nghệ DI-SCR?
Công nghệ DI-SCR:
- Giảm lượng khí CO2, tiết kiệm nhiên liệu.
- Ít NOx hơn ngay sau khi khởi động động cơ và cả trong điều kiện tải thấp.
- Độ bền hệ thống cao, lượng khí thải thấp trong suốt thời gian tồn tại.
- Vận hành tốt dựa trên nền tảng xử lý khí thải Denoxtronic của Bosch đã được thử nghiệm.
- Cải thiện khả năng chẩn đoán của bộ chuyển đổi xúc tác.
- Giúp đạt được tiêu chuẩn khí thải hiện tại (EURO 5) và trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Lịch sử phát triển của hệ thống kiểm soát ổn định điện tử của Bosch
- Tìm hiểu hệ thống xử lý khí thải Denoxtronic của Bosch
- Nguyên lý hoạt động của bơm cao áp đơn kiểu Bosch trong động cơ diesel
- Nếu để dung dịch giảm khí thải AdBlue hết, Ford Everest 2022 sẽ không thể khởi động?
- Dung dịch AdBlue – Giải pháp hữu hiệu để xử lý khí thải
- Công nghệ Twin Dosing dành cho động cơ Diesel của Audi
- BlueTEC – Công nghệ Diesel sạch của Mercedes-Benz