Theo luatsux

Người bị cụt 1 chân có được lái ô tô không?

(News.oto-hui.com) – Để lái xe ô tô tham gia giao thông, người điều khiển ô tô cần phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật bao gồm điều kiện về độ tuổi, sức khỏe,… Nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành, người bị cụt 1 chân có được lái ô tô không? Cụt 1 chân không được điều khiển loại phương tiện giao thông nào? Không có bằng lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.


Sáng 12/12, mạng xã hội lan truyền đoạn video một vụ tai nạn liên quan đến chiếc Hyundai Tucson. Đáng chú ý, người điều khiển phương tiện là một người đàn ông lớn tuổi bị khuyết tật ở chân. Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào sáng cùng ngày tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Lúc này, chiếc Hyundai Tucson màu đỏ, BKS: 99A-257.52 xảy ra va chạm với một ô tô khác khiến cả hai phương tiện móp nặng phần thân xe.

Chủ phương tiện là ông N.V.C (68 tuổi, trú tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh) không có bằng lái xe.
Chủ phương tiện là ông N.V.C (68 tuổi, trú tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh) không có bằng lái xe.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008 
  • Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT

Điều kiện của người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông:

Để được phép tham gia giao thông thì người lái xe cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau: 

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Như vậy, người lái xe tham gia giao thông cần có đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và phải có Giấy phép phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 

a. Điều kiện về độ tuổi của người tham gia giao thông

  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

b. Tiêu chuẩn sức khỏe để được phép lái xe ô tô:

Đối với điều kiện sức khỏe, thí sinh cần phải thực hiện khám sức khỏe tại các cơ sở theo quy định. Người muốn dự thi lái xe ô tô cần phải có sức khỏe ổn định, tỉnh táo để điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 

Những trường hợp sau đây sẽ không được dự thi bằng lái xe ô tô:

  • Người bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
  • Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
  • Người có thị lực dưới 5/10 
  • Người có khuyết tật về mắt như quáng gà, bệnh chói sáng
  • Bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
  • Bị khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

Người cụt 1 chân có được lái ô tô không?

Căn cứ phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).

Đối với người bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì không đủ điều kiện để lái hạng xe B1. Do đó, người bị cụt 1 chân không thể lái xe ô tô vì không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn sức khỏe tham gia lái xe.

Cụt 1 chân không được điều khiển loại phương tiện giao thông nào?

Theo phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây về xương khớp thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:

NHÓM 1(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1): Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

NHÓM 2(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1): Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

NHÓM 3(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) :Cứng/dính một khớp lớn.Khớp giả ở một vị các xương lớn.Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

Như vậy, người bị cụt 1 chân không thể tham gia điều khiển các loại phương tiện giao thông nêu trên.

Không có bằng lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện vi phạmMức phạt lỗi không có bằng lái xe
Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự01 – 02 triệu đồng(Điểm a khoản 5 Điều 21)
Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh04 – 05 triệu đồng(Điểm b khoản 7 Điều 21)
ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô10 – 12 triệu đồng(Điểm b khoản 9 Điều 21)

Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông (CSGT) hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Nội dung này được ghi nhận như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

Như vậy, nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Như vậy, trường hợp cụt 1 chân không có bằng lái xe mà tham gia giao thông thì bị xử phạt từ 10 – 12 triệu đồng và bị tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.


Câu hỏi thường gặp

Cụt 1 chân có được học bằng lái B1 không?

Theo phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây về xương khớp thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:

  • NHÓM 2(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1): Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Như vậy, người bị cụt 1 chân không thể tham gia điều khiển ô tô tham gia giao thông cũng như không đủ điều kiện để học bằng lái B1.

Sử dụng giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Do đó, theo quy định trên người điều khiển xe ô tô sử dụng giấy phép lái xe đã hết hạn từ 03 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Cụt 1 chân có được lái xe máy không?

Theo phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây về xương khớp thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:

NHÓM 1(DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1): Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Như vậy, người bị cụt 1 chân không thể tham gia điều khiển phương tiện giao thông nêu trên.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement