Thuật Nguyễn - Companieshistory

Lịch sử Subaru – Câu chuyện “vượt khó” ẩn sau logo 6 ngôi sao

(News.oto-hui.com) – Trải qua quá trình gần 70 năm phát triển, Subaru đã và đang khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường ô tô thế giới. Lịch sử mỗi hãng xe luôn là câu chuyện khiến mọi người tò mò đăng sau mỗi câu chuyện ly kỳ. Dưới đây là lịch sử Subaru – Câu chuyện vượt khó đằng sau logo sáu ngôi sao.

Subaru là tập đoàn con chuyên về ô tô của tập đoàn Fuji Heavy Industries (FHI). FHI tập trung nghiên cứu và phát triển một loạt các công nghệ mới và tiên tiến dựa trên các công nghệ nền tảng của các tập đoàn con như tập đoàn về ô tô, về mảng máy bay, tập đoàn sản xuất xe bus và thiết kế công trình nhà ở,…

1. Ý nghĩa tên gọi SUBARU

Subaru trong tiếng Nhật có nghĩa là đoàn kết. Đây cũng là tên của nhóm sao Thất Tinh (Seven Sisters), một phần của chòm sao Kim Ngưu. Theo như người xưa truyền lại rằng, một trong 7 vì sao trong nhóm sao này vô hình. Đó là lí do vì sao mà Subaru chỉ dùng 6 ngôi sao trên logo của họ. Những ngôi sao này cũng thể hiện ý nghĩa là tập đoàn Fuji Heavy Industries được thành lập dựa trên việc hợp nhất các công ty khác.

2. Lịch sử hình thành thương hiệu Subaru

Hãy cùng đi ngược thời gian trở về những năm đầu tiên của Subaru.

Năm 1915: Tập đoàn FHI có tiền thân là một tập đoàn chuyên về nghiên cứu công nghệ cho máy bay được điều hành bởi ông Chikuhei Nakajima.

Năm 1932: Công ty tái tổ chức là và lấy tên là Nakajima Aircraft Company và sớm trở thành nhà sản xuất máy bay chính cho Nhật Bản trong thế chiến thứ II. Vào cuối thế chiến thứ II, tập đoàn Nakajima Aircraft một lần nữa được tái tổ chức, lần này với cái tên là Fuji Sangyo.

Ông Chikuhei Nakajima

Năm 1950: Fuji Sangyo lại được chia ra thành 12 tập đoàn nhỏ hơn theo như quyết định của chính phủ Nhật Bản thời bấy giờ.

Năm 1953 – 1955: Bốn tập đoàn con của Fuji Sangyo sau khi bị tách ra bao gồm:

  • Fuji Jidosha (coach builder)
  • Omiya Fuji Kogyo (engine manufacturer)
  • Utsunomiya Sharyo (chassis builder)
  • Tokyo Fuji Danyo (trading company)

Trong đó Tokyo Fuji Danyo cùng với một tập đoàn mới được thành lập lúc bấy giờ là Fuji Kogyo (scooter manufacturer) quyết định thành lập nên tập đoàn Fuji Heavy Industries mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.

Ông Kenji Kita

CEO đầu tiên lúc đó là ông Kenji Kita, muốn đưa tập đoàn phát triển theo hướng tập trung vào nghiên cứu và sản xuất xe ô tô và nhanh chóng xây dựng kế hoạch làm ra chiếc xe đầu tiên với cái tên P-1 (sau này được gọi là Subaru 1500). Chỉ có 20 chiếc xe của dòng này được sản xuất ra bởi vì một vài vấn đề đến từ chuỗi cung ứng.

Subaru 1500 – Chiếc xe đầu tiên của nhà Subaru

Năm 1954 – 2008: Subaru trải qua quá trình hơn 50 năm phát triển. Hãng xe Nhật Bản đã cho ra mắt nhiều dòng xe tiêu biểu với những công nghệ được đổi mới theo thời gian.

Trước tiên phải kể đến chiếc xe đầu tiên là Subaru 1500 được sản xuất vào năm 1954.

  • Đó là một khối động cơ 4 xy lanh, được lắp đặt trên xe sử dụng hệ thống dẫn động cầu sau và chỉ vỏn vẹn 20 chiếc được sản xuất ra.

Tính đến năm 2012, đây vẫn là chiếc xe duy nhất của nhà Subaru sử dụng truyền động cầu sau RWD.

Tiếp theo phải kể đến chính là chiếc xe đầu tiên sử dụng truyền động 4WD – Subaru Leone được sản xuất năm 1971 hay dòng xe thể thao Subaru Impreza năm 1992 từng tạo ra một cuộc cách mạng trong giải đua xe nổi tiếng World Rally.

Subaru Leone (1971)
Subaru Impreza (1992)

Ngoài ra cũng có thể kể đến các mẫu xe đáng chú ý khác như Subaru 1000 (chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ Boxer của Subaru để ra mắt thế giới năm 1965), Subaru Brat (1978), Subaru Legacy (1989), the Forester (1997), the Tribeca (2005), the Exiga (2008), and the BRZ (2012).

Động cơ Boxer nhà Subaru

3. Các nhà đồng sở hữu chính

Nissan – Subaru

Nissan đạt được mức sở hữu 20% cổ phần của tập đoàn vào năm 1968 theo như yêu cầu của chính phủ về việc xác nhập các tập đoàn ô tô ở Nhật Bản để nâng cao tính cạnh tranh dưới sự quản lí của thủ tướng Nhật Bản thời bấy giờ – ông Eisaku Sato.

  • Theo đó, Nissan sẽ sử dụng các nguồn lực về nguyên vật liệu và con người của Subaru về lĩnh vực sản xuất xe bus để giúp Nissan sản xuất xe bus của họ.

Ở chiều ngược lại, nhiều xe của Subaru, thậm chí là cả hiện tại, sẽ sử dụng các linh kiện từ nhà cung cấp của Nissan.

  • Hộp số tự động của Subaru, được biết đến với tên 4EAT, cũng được sử dụng ở trên thế hệ đầu tiên của Nissan Pathfinder.
  • Chính Subaru đã giới thiệu Nissan với Renault khi Renault đang tìm kiếm sự giúp đỡ để nghiên cứu và phát triển công nghệ AWD.
  • FHI đã đề nghị Renault nên thảo luận về kế hoạch của họ với Nissan. Điều này góp phần tạo nên những thành công của “liên minh” Renault – Nissan.
Subaru – General Motors

Năm 1999, 20% cổ phần của Nissan được bán lại cho General Motors và Troy Clarke trở thành người đại diện trên phương diện hợp tác giữa Fuji Heavy Industries và General Motors. Trong suốt thời gan đó, Subaru Forester được bán như là một chiếc Chevrolet Forester tại thị trường Indiana và đổi lại mẫu Opel Zafira được bán như là một chiếc  Subaru Traviq tại Nhật Bản.

Subaru – Toyota

Vào 5/10/2005, tập đoàn Toyota trả một khoảng tiền để mua lại 8,7% cổ phần trong số 20% cổ phần công ty FHI mà General Motors đang sở hữu.

  • GM sau đó cũng bán hết 11,4% cổ phần còn lại và kết thúc mối quan hệ hợp tác với FHI.
  • Toyota công bố sự hợp tác với Subaru vào 13/3/2006.

Theo đó, Toyota sẽ sử dụng cơ sở sản xuất của Subaru ở Lafayette, Indiana. Toyota sau đó đã lên kế hoạch thuê 1000 nhân công và bố trí dây chuyền sản xuất lắp ráp cho mẫu xe Camry của hãng này bắt đầu vào quý thứ II của năm 2007.

4. Subaru tại thị trường Mỹ

Năm 1968: Tập đoàn Subaru được thành lập tại Philadelphia, Mỹ bởi ông Malcom Bricklin và Harvey Lamm.

  • Trụ sở ban đầu được đặt tại Pennsauken, New Jersey và sau đó được chuyển dời về Cherry Hill, New Jersey khi mà FHI lên nắm quyền điều hành chính.
  • Tập đoàn Subaru tại Mỹ cho triển khai các trụ sở tại các vùng, các khu vực cũng như các trung tâm phân phối khắp nước Mỹ.

Năm 1989: Subaru và đối tác là Isuzu cho mở một nhà máy hoạt động chung tại Lafayette, Indiana có tên là Subaru – Isuzu Automotive (SIA).

  • Ban đầu nhà máy này sản xuất dòng Subaru Legacy và Isuzu Rodeo.
  • Đến năm 2001, Isuzu bán lại số cổ phần góp chung vào nhà máy cho FHI và sau đó được đổi tên là nhà máy “Subaru of Indiana Automotive”.

5. Subaru tại thị trường Canada

Tập đoàn Subaru Canada là chi nhánh của FHI tại thị trường Canada, có trụ sở đặt tại Mississauga, Ontario. Công ty có nhiệm vụ giao dịch và phân phối các dòng Subaru, các linh kiện và phụ tùng của xe tại Canada. Hệ thống tập đoàn có đến 88 nhà phân phối trên toàn Canada.

Năm 1976, người dân Canada lần đầu tiên biết đến Subaru nhờ vào việc Subaru Auto Canada Limited (SACL) bắt đầu tung ra thị trường mẫu xe Subaru Leone. Đến năm 1989, tập đoàn tư nhân SACL được Subaru Canada mua lại và nằm dưới sự điều hành của tập đoàn mẹ là Fuji Heavy Industries. Từ đó công cuộc mở rộng quy mô và thị trường tại Canada bắt đầu và cho đến nay đã có đến hơn 100 chi nhánh phân phối của Subaru trên toàn đất nước Canada.

6. Subaru tại thị trường Châu Á

Năm 1996, Subaru xâm nhập vào thị trường Philippin trên danh nghĩa chủ sở hữu của tập đoàn Columbian Motors Philippines nhưng lại rút khỏi thị trường vào năm 2000.

Đến năm 2006, trên danh nghĩa là chủ sở hữu của tập đoàn Motor Image Pilipinas, Subaru lại quay trở lại thị trường nước này và như một điều hiển nhiên.

  • Mẫu xe Impreza đã trở thành mẫu hatchback được ưa chuộng nhất, thay thế cho người tiền nhiệm là Mazda 3.
  • Dòng Subaru Forester cũng nhanh chóng đạt được doanh số bán hàng cao nhờ vào giá rẻ.
  • Nó thậm chí còn tạo ra một cuộc cạnh tranh với mẫu xe rất thịnh lúc đó là Mazda CX-7 và Honda CR-V.
  • Hai mẫu xe Legacy và Outback cũng làm rất tốt vai trò của mình nhờ vào giá tiền hợp lí và dần được thay thế cho các mẫu xe hạng sang tại quốc gia Đông Nam Á này.

Tại Philippin, Subaru có 6 nhà phân phối chính: Greenhills, Fort Bonifacio, Alabang, Davao, Cebu và Pampanga.

Năm 2009, Chi nhánh của Subaru có mặt tại Hàn Quốc, đặt tại Yongsan, Seoul và bắt đầu bán ra thị trường quốc gia nà các dòng xe Legacy, Outback và Forester.

  • Họ là hãng xe Nhật Bản thứ 5 xuất hiện tại thị trường Hàn Quốc sau Toyota, Honda, Nissan và Mitsubishi.

Theo như tập đoàn thông báo, họ đã trì hoãn sự gia nhập vào thị trường Hàn Quốc bởi vì họ nhận thấy sự thống trị của 2 hãng xe nội địa là Hyundai và Kia.

Đến năm 2012, Subaru Hàn Quốc công bố rằng họ sẽ ngừng việc bán ra các mẫu xe của năm 2013 bởi vì mức doanh thu thấp của hãng tại thị trường này.

7. Subaru trong thiên niên kỉ mới – thời đại mới

Bước vào thiên niên kỉ mới, Subaru có những bước tiến quan trọng trên con đường tiếp tục phát triển của mình.

Năm 2000, họ tạo ra động cơ nhỏ gọn EZ30 với 6 xy lanh. Khối động cơ này có cùng kích thước chiều dài với một khói động cơ 4 xy lanh thông thường và có khả năng cân bằng động khác thường cộng với một trọng tâm được đặt thấp.

EZ30 6 xy lanh của Subaru

Năm 2014, Subaru đạt được mức 20 triệu xe được bán tại thị trường Nhật Bản kể từ năm 1958. Họ cũng cho dời trụ sở chính của công ty về đặt tại tòa nhà Ebisu Subaru tại Tokyo. Ở tầng 1 của tòa nhà, họ còn có một showroom trung bày rộng lớn với rất nhiều mẫu xe Subaru được trưng bày.

Năm 2015, Subaru đạt mức 15 triệu xe truyền động AWD được bán ra. Đây đã là năm thứ 44 mà tập đoàn cho sản xuất ra xe dẫn động AWD. Cùng năm đó, mẫu xe AWD chiếm đến 98% thị phần của toàn thế giới.

Subaru Leone – Mẫu xe trang bị hệ thống AWD đầu tiên của hãng ra mắt vào năm 1971

Năm 2017, FHI cho đổi tên tập đoàn thành tập đoàn Subaru (Subaru Corporation).

Đầu năm 2018, Subaru cùng các hãng như Suzuki, Daihatsu và Hino Motors, tham gia vào chương trình nghiên cứu xe điện được khởi xướng bởi Toyota, Mazda và Denso vào 9/2017.

Ngày nay, Subaru vẫn đang làm tốt những gì tốt nhất của họ. Việc gây dựng nên một hãng xe hàng đầu trong suốt một hành trình lịch sử dài gần 70 năm và cạnh tranh cùng các đối thủ nặng kí khác đã giúp Subaru có được vị thế cho riêng mình. Hãy cùng trông đợi những điều mới mẻ và tốt nhất đến từ Subaru trong tương lai của ngành ô tô.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác