Phương Phạm

Lịch sử hãng xe Mazda

(News.oto-hui.com) – Lịch sử hãng xe Mazda trải qua nhiều thăng trầm. Mazda được xây dựng và phát triển từ một công ty nhỏ có tên là Toyo Cork Kogyo Co., Ltd do Jujiro Matsuda thành lập vào ngày 30 tháng 1 năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Jujiro Matsuda (1875-1952)
Jujiro Matsuda (1875-1952)

Lúc đó Toyo Cork Kogyo chuyên sản xuất các thiết bị máy móc, một thập kỷ sau công ty mới bắt đầu sản xuất ô tô và sau đó đổi tên thành Mazda. Ngày nay, Mazda được biết đến với những chiếc xe hiệu suất cao và giá cả hợp lý.

Vào năm 1931, công ty cho ra mắt mẫu xe đầu tiên, Mazda-Go, một chiếc xe 3 bánh nhìn giống như xe máy với một hộc chứa hàng phía sau. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển xe của công ty buộc phải dừng lại do thế chiến thứ 2 và thảm hoạ bom nguyên tử tại Hiroshima.

Mazda-Go 1931
Mazda-Go 1931

Công ty trở lại trong những năm 1950 với việc sản xuất mẫu xe 4 bánh cỡ nhỏ. Năm 1960, công ty cho ra mắt mẫu xe 4 bánh đầu tiên là chiếc coupe R360 tại Nhật Bản. Bảy năm sau đó, Mazda cho ra mắt mẫu xe chạy động cơ quay đầu tiên là chiếc Cosmo thể thao 110S.

Mẫu xe 4 bánh đầu tiên của hãng- Mazda R360
Mẫu xe 4 bánh đầu tiên của hãng- Mazda R360

Năm 1970, Mazda chính thức gia nhập vào thị trường Mỹ và đã rất thành công với mẫu coupe R100 động cơ quay được tiêu thụ với số lượng lớn.

Mazda R100 rất được ưa chuộng trên thị trường Mỹ vào năm 1970
Mazda R100 rất được ưa chuộng trên thị trường Mỹ vào năm 1970

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dầu khí năm 1973 đã đẩy Mazda vào tình trạng khó khăn khi người tiêu dùng ở Mỹ cũng như các nước khác chuyển sang sử dụng loại xe tiết kiệm nhiên liệu thay vì dùng những mẫu xe với động cơ quay tốn nhiên liệu. Trước tình hình đó, Mazda nhanh chóng chuyển sang sản xuất xe với động cơ pit-tông và sản xuất một loạt model động cơ I4 trong suốt thập niên 70. Lúc này loại xe gia đình cỡ nhỏ góp phần  không nhỏ trong việc tăng doanh thu cho công ty trên toàn thế giới.

Năm 1978, Mazda bắt đầu sản xuất những mẫu xe thể thao nhằm phục vụ cho “dân” chơi xe và mở đầu cho dòng xe này là chiếc Mazda RX-7 hạng nhẹ. Một năm sau đó, công ty Ford nắm giữ 25% cổ phần của công ty và trở thành công ty hợp danh với Mazda.

Mẫu xe thể thao đầu tiên của hãng-Mazda RX-7
Mẫu xe thể thao đầu tiên của hãng-Mazda RX-7

Năm 1989, Mazda cho ra mắt mẫu xe Miata MX-5 tại triển lãm Chicago Auto Show. Đây là mẫu xe thể thao hai chỗ đã làm bùng nổ thị trường xe thể thao trên thế giới với giá cả bình dân. Vào năm 2000, nó đã được ghi vào sách kỷ lục thế giới là mẫu xe mui trần hai chỗ bán chạy nhất trong lịch sử.

Miata MX-5 lập kỷ lục Guinness thế giới
Miata MX-5 lập kỷ lục Guinness thế giới

Năm 1991, chiếc Mazda 787 B đã giành chiến thắng tại trường đua 24 giờ Le Mans, thành tựu này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử của hãng vì đây là mẫu xe động cơ quay và là chiếc xe đầu tiên giành giải của Nhật Bản.

Mazda 787 B
Mazda 787 B

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế ở Nhật Bản vào những năm 1990, Ford nắm giữ phần lớn cổ phần của Mazda và đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Mazda giúp công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản. Từ đây, hai công ty đã cùng hợp tác và chia sẻ về công nghệ cũng như cơ sở sản xuất.

Năm 2008, Ford đã bán 20% cổ phần kiểm soát cho Mazda do bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến nay, Ford chỉ nắm 3% cổ phần của Mazda và cả hai trở thành đối tác chiến lược với một liên doanh Auto Alliance International tại Mỹ.

Hiện nay, Mazda sản xuất khoảng 1,5 triệu chiếc xe mỗi năm, được tiêu thụ tại các thị trường chính của hãng là Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Australia, châu Âu và Đông Nam Á. Trong số những nhà sản xuất xe hơi của Nhật, Mazda được xếp ở vị trí thứ tư, sau Toyota, Nissan và Honda.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác