Tổng hợp

Nhìn lại lỗi chân ga điện tử – Cuộc khủng hoảng thu hồi của Toyota 10 năm trước

(News.oto-hui.com) – Tính đến nay đã hơn 10 năm về sự cố lỗi chân ga điện tử của Toyota xảy ra trong giai đoạn 2009 – 2010. Đây được coi là cuộc khủng hoảng thu hồi của Toyota chưa từng có. Trong bài viết này hãy cùng OTO-HUI nhìn lại những gì đã diễn ra với lỗi chân ga điện tử và bài học quý giá đối với tương lai.

Thực sự không biết nên gọi thế nào cho chính xác trong trường hợp này, OTO-HUI xin được tạm gọi là lỗi chân ga điện tử. Toyota bắt đầu đưa chân ga điện tử lên xe của mình vào 2002, trên chiếc Camry. Đến 2007, toàn bộ xe của hãng đều trang bị chân ga công nghệ cao này.

Nhìn lại lỗi chân ga điện tử - Cuộc khủng hoảng thu hồi của Toyota 10 năm trước
Nhìn lại lỗi chân ga điện tử: Cuộc khủng hoảng thu hồi của Toyota 10 năm trước.

Lỗi chân ga điện tử: Cuộc khủng hoảng thu hồi của Toyota với gần 8,5 triệu chiếc xe

Cuộc thu hồi (recall) gần 8,5 triệu chiếc xe Toyota và Lexus trên toàn thế giới do những khiếm khuyết về kỹ thuật gây mất an toàn cho người sử dụng đã gây ra một vụ khủng hoảng trầm trọng. Con số này nhiều khả năng đã cán mốc 10 triệu xe.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược an toàn (SRS) có trụ sở tại Boston, từ năm 1999 đến 2010 trung tâm đã ghi nhận được 2.262 vụ xe Toyota tăng tốc ngoài ý muốn, gây ra ít nhất 819 vụ đụng xe làm ít nhất 26 người chết. Hàng ngàn đơn khiếu nại, có đơn liên quan tới những vụ tai nạn chết người, đã được nộp cho Cục An toàn giao thông xa lộ quốc gia Mỹ (NHTSA) và công ty Toyota nhưng đều không được đáp ứng.

Vụ tai nạn liên quan đến lỗi chân ga điện tử
Vụ tai nạn liên quan đến lỗi chân ga điện tử.

Thế là tan tành danh tiếng về chất lượng mà trên đó Toyota xây dựng cơ đồ. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, tương đương với toàn bộ thị giá của hãng Ford Motor lúc bấy giờ.

Lý giải cho lỗi chân ga điện tử

Những diễn biến trong cuộc khủng hoảng thu hồi xe của Toyota làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu cách khắc phục lỗi tăng tốc đột ngột và không theo chủ ý người lái mà hãng xe này đang thực hiện có thể giải quyết được thực chất vấn đề.

Ban đầu, Toyota cực lực phủ nhận có khiếm khuyết trong sản phẩm. Mãi tới tháng 11-2009 họ mới công nhận bộ phận chân ga có vấn đề khiến cho xe tăng tốc ngoài tầm kiểm soát, nhưng cho rằng do tấm thảm lót chân không lắp đặt đúng cách.

Đến cuối tháng 1-2010, khi có nhiều bằng chứng cho thấy khiếm khuyết không nằm ở tấm thảm lót chân mà ở ngay trong cơ chế tăng giảm tốc độ. Những chiếc xe thuộc diện thu hồi của Toyota có thể có lỗi trong hệ thống điện tử, thay vì ở chân ga hay thảm sàn xe như mọi người vẫn lầm tưởng. Việc phát hiện và khắc phục lỗi điện tử là rất khó, vì những lỗi thuộc loại này thường không để lại dấu vết gì.

Nhiễu điện tử chính là vấn đề?

Các kỹ sư Mỹ và châu Âu nghi ngờ hiện tượng nhiễu điện từ (EMI) – xuất phát từ điện thoại di động, đường dây điện, radio, ăngten – có thể là nguyên nhân, nhưng Toyota lại bác bỏ giả thuyết này.

Hầu hết các hãng xe hơi đều có các phòng thí nghiệm lớn để kiểm tra nguy cơ lỗi điện từ. Toyota cũng có tới 8 phòng thí nghiệm, ở đó các kỹ sư của hãng thường “bắn” năng lượng điện từ vào xe hơi và các thiết bị trên xe để kiểm tra phản ứng.

Tháng 12/2009, Toyota công bố kết quả nghiên cứu của hãng tư vấn khoa học Mỹ Exponent, theo đó Exponent khẳng định nhiễu điện từ không thể tạo ra hiện tượng xe Lexus và Toyota được trang bị hệ thống chân ga điện tử tăng tốc đột ngột.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ tính trung thực và khách quan của nghiên cứu này. Chuyên gia an toàn phần mềm Anh Brian Kirk khẳng định, dây đánh lửa được thiết kế không tốt và hoàn toàn có thể tạo ra sóng điện từ và do vậy, ảnh hưởng đến hệ thống chân ga điện tử hoặc hệ thống kiểm soát động cơ của xe hơi.

“Các lỗi điện tử bất thường rất khó bị phát hiện, nhưng chúng có thể xảy ra. Các tiếp xúc điện, nhiễu điện từ và việc lập trình hệ thống kiểm soát và cảm biến điện tử đều có thể là nguyên nhân dẫn đến những lỗi trong hệ thống điện tử”.

*Sean Kane – Chủ tịch Hãng Chiến lược và nghiên cứu an toàn (SRS) của Mỹ lúc bây giờ nhấn mạnh.

Câu chuyên đi tìm nguyên nhân chính xác vẫn gây nhiều tranh cãi. Và cách “khắc phục” của Toyota vẫn còn áp dụng cho đến tận bây giờ đó là loại bỏ công nghệ chân ga điện tử. Cho đến nay không ai còn thấy còn xuất hiện nữa, kể cả ở các hãng xe khác.

Bài học về sự trang bị công nghệ xu hướng Drive by Wire

Để hiểu rõ về xu hướng Drive by Wire xem tại đây.

Khi phát triển các công nghệ trên xe ô tô thì vẫn đề an toàn sẽ là rào cản lớn nhất. Làm sao để khẳng định các hộp điều khiển có chương trình tốt và hoàn hảo? Vì những công nghệ điện điện tử có những nhược điểm mang tính “chết người” khi thay thế các cơ cấu cơ khí thủy lực thuần túy. Chẳng hạn:

  • Lỗi phần mềm trong tính toán dữ liệu.
  • Dễ bị đánh cắp, hack mất kiểm soát.

Trong hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, chất lượng sản phẩm được quyết định ngay từ khâu thiết kế, thiết kế sản phẩm và thiết kế quy trình quản lý chất lượng.

Lãnh đạo Toyota cúi đầu xin lỗi khách hàng
Lãnh đạo Toyota cúi đầu xin lỗi khách hàng.

Thực ra, kết quả điều tra cho thấy Toyota đã có những thông tin quan trọng về lỗi kỹ thuật này từ năm 2007. Nhiều khách hàng khi sử dụng đã phản ánh rằng xe của họ đang sử dụng thì tăng tốc đột ngột. Thế nhưng những khuyến cáo này đã bị hãng bỏ ngoài tai bởi chiến lược mở rộng thị phần được ưu tiên hơn. Sai lầm này đã khiến Toyota phải trả giá.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác