Hoàng Anh - Tổng hợp

Hệ thống truyền động Hybrid của Mercedes-AMG E Performance có gì đặc biệt?

(News.oto-hui.com) – E Performance là sự hợp tác giữa Mercedes-AMG và đội đua F1 Mercedes với mục đích chuyển các công nghệ trên xe đua F1 sang những dòng xe đường phố. Nổi bật nhất đó là hệ thống truyền động Hybrid với khả năng làm việc vô cùng hiệu quả.

E Performance là thành quả của sự hợp tác giữa nhóm xe thể thao Mercedes AMG và đội đua F1 Mercedes với mục đích chuyển giao các công nghệ tân tiến trên xe đua F1 sang những dòng xe đường phố. Nổi bật nhất đó là hệ thống truyền động Hybrid với khả năng làm việc vô cùng hiệu quả.

Hệ thống truyền động Hybrid của Mercedes-AMG E Performance có gì đặc biệt?

a. Động cơ điện của Mercedes-AMG E Performance:

Khác với những hệ thống truyền động Hybrid khác, động cơ điện trên hệ thống truyền động của Mercedes-AMG E Performance không nằm giữa động cơ và hộp số. Nó được tích hợp với một hộp số 2 cấp cùng với bộ vi sai và được đặt ở cầu sau của xe. Mercedes gọi cách bố trí này là P3.

Hệ thống truyền động Hybrid của Mercedes-AMG E Performance.
Hệ thống truyền động Hybrid của Mercedes-AMG E Performance.

Cách bố trí động cơ điện ở cầu sau như vậy đem lại rất nhiều ưu điểm như giảm bớt hao phí công suất do ma sát gây ra (vì động cơ điện không cần phải thông qua hộp số MCT 9 cấp ở cầu trước), giúp việc cung cấp lực kéo hay thu hồi động năng diễn ra trực tiếp và quan trọng nhất là giúp tỉ lệ phân bố trọng lượng trên xe cân bằng hơn.

b. Các chế độ làm việc trên Hệ thông truyền động Hybrid của Mercedes-AMG E Performance:

Đầu tiên là chế độ Comfort làm việc phối hợp luân phiên động cơ điện và động cơ đốt trong. Tiếp theo là chế độ Electric làm việc thuần động cơ điện. Ba chế độ Sport, Sport+ và Race có khả năng phát huy hết công suất của hệ thống và cuối cùng là chế độ tùy chỉnh Individual.

c. Hộp số 2 cấp của Mercedes-AMG E Performance:

Được tích hợp chung với động cơ điện ở cầu sau đó là hộp số 2 cấp. Nó có vai trò đem lại tỉ số truyền tối ưu nhất cho động cơ điện. Hộp số sẽ cài số 1 khi xe chuyển động với vận tốc dưới 140 km/h và cài số 2 khi xe có vận tốc trên 140 km/h.

d. Cụm pin AMG và hệ thống làm mát của Mercedes-AMG E Performance:

Cung cấp năng lượng cho động cơ điện là cụm pin AMG được đặt ngay ở phía trên với chất lượng đã được kiểm chứng trên dòng xe đua F1. Cụm pin AMG bao gồm 2 phần đó là cụm các tế bào pin và bộ phận làm mát. Các tế bào pin bao gồm 560 viên pin nhỏ được kết nối với nhau tạo ra nguồn năng lượng cho động cơ điện.

Bộ phận làm mát có cấu tạo và hoạt động giống với hệ thống làm mát cưỡng bức trên động cơ đốt trong:

560 viên pin đã nêu ở trên sẽ được ngâm trong 14 lít dung dịch làm mát. Phần dung dịch làm mát này sẽ được bơm điện luân chuyển liên tục đến bộ phận mạch làm mát giúp giảm nhiệt độ của dung dịch. Sau khi làm mát, dung dịch sẽ được đưa trở lại để làm mát các tế bào pin. Giúp nhiệt độ của cụm pin luôn được giữ ở mức tối ưu là 45oC, đảm bảo hiệu suất cao nhất và tuổi thọ của cụm pin.

Cấu tạo và hoạt động của Cụm pin Mercedes-AMG E Performance.
Cấu tạo và hoạt động của Cụm pin Mercedes-AMG E Performance.

e. Phiên bản động cơ đốt trong của Mercedes-AMG E Performance:

Cùng cung cấp động năng với động cơ điện là động cơ đốt trong được đặt ở cầu trước của xe. Có 2 phiên bản động cơ đốt trong đó là động cơ V8 4.0L M177 và I4 2.0L M139. Khi kết hợp với động cơ V8 4.0L M177 có thể tạo ra tổng công suất lên tới 815 mã lực và 1000Nm mômen xoắn.

Khác với trường hợp trên, động cơ I4 2.0L M139 được bố trí đặt dọc so với hệ thống truyền động thay vì đặt ngang như động cơ V8 4.0L M177. Tuy vậy, hiệu suất trong trường hợp động cơ I4 đem lại không những không hề thua kém mà thậm chí còn có thể lớn hơn so với trường hợp của động cơ V8 đã nêu trên.

Xem thêm:
Bộ tăng áp E-Turbo trên động cơ siêu xe Mercedes-AMG ONE có gì đặc biệt?

Mercedes-AMG E Performance còn được trang bị bộ tăng áp Turbo điện trên động cơ đốt trong để giải quyết bài toán Turbo Lag. Đây cũng là một công nghệ trên xe đua F1 được đưa về trang bị trên dòng xe Mercedes E Performance.

Bộ tăng áp này sử dụng một mô tơ điện nối trực tiếp với trục quay của turbo. Giúp tăng momen quay để nén khí nạp khi lưu lượng khí thải còn yếu. Giúp loại bỏ độ trễ turbo, từ đó động cơ có thể tạo ra nhiều momen xoắn hơn ở dải tua máy thấp.


Một số bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác