Tạ Hiển - Theo mototrend

Bộ tăng áp E-Turbo trên động cơ siêu xe Mercedes-AMG ONE có gì đặc biệt?

(News.otohui-com) – Công nghệ mới luôn cập nhật mỗi ngày và hiện tại việc điện khí hóa và sử dụng động cơ điện trên ô tô ngày càng trở thành một xu thế. Động cơ điện ngày càng được tích hợp trên nhiều bộ phận trên ô tô. Nó giúp mang lại sự chủ động, độ nhanh nhạy, tính chính xác trong các hoạt động vận hành. Bộ tăng áp Turbo cũng không tránh khỏi quá trình điện khí hóa đó. Bộ tăng áp E-Turbo với cấu tạo được giữ nguyên nhưng tích hợp nhiều công nghệ mới và động cơ điện đã mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời đặc biệt trong các dòng xe đua ngày nay.

Bộ tăng áp E-Turbo: Mercedes-AMG ONE

Bộ tăng áp E-Turbo trên động cơ siêu xe Mercedes-AMG ONE có gì đặc biệt?
Bộ tăng áp E-Turbo trên động cơ siêu xe Mercedes-AMG ONE có gì đặc biệt?

1. Tại sao cần sử dụng bộ tăng áp E-Turbo?

Khi turbo hoạt động với nhiệt độ turbo tăng quá nhiều hoặc làm mất hiệu quả nhiệt khi đi trạng thái khi một van VGT mở ra, năng lượng nhiệt sẽ bị “lãng phí” hoặc bị mất khi đi tắt ra khỏi khí thải. Điều đó không hiệu quả về vấn đề nhiệt học — cho dù bị mất nhiệt qua vỏ làm mát của động cơ vào bộ tản nhiệt hay đi qua phần tuabin của turbo về mặt lý thuyết là một phần năng lượng bị mất.

Do đó cần có một giải pháp để đưa một phần nhiệt lượng bị mất mát đó trở lại hoạt động. 

Tuy nhiên, vấn đề chính đối với bộ tăng áp turbo truyền thống là độ trễ turbo giữa thời điểm mở bướm ga và khi khí xả đủ độ lớn để có thể quay hiệu quả. Turbo có kích thước lớn hơn sẽ có độ trễ lớn hơn. Một turbo nhỏ có thể làm giảm độ trễ, nhưng điều này làm ảnh hưởng đến sức mạnh ban đầu của động cơ.

Bộ turbo điều khiển cánh gạt VGT đã được áp dụng. Một giải pháp khác là sử dụng nhiều tuabin nhỏ hơn song song hoặc thậm chí nhiều tuabin lắp nối tiếp. Nó tăng chi phí và sự phức tạp của hệ thống trên xe. 

Hãy tìm hiểu thêm về: Độ trễ turbo là gì và cách khắc phục 

2. Cấu tạo của bộ tăng áp E-Turbo?

Phần cánh nén (A), Phần cánh tuabin (B), Bộ truyền động đóng/mở cửa xả điện tử (C) Bộ điều khiển động cơ điện (D) Động cơ điện và ổ trục (E).
Phần cánh nén (A), Phần cánh tuabin (B), Bộ truyền động đóng/mở cửa xả điện tử (C) Bộ điều khiển động cơ điện (D) Động cơ điện và ổ trục (E).

Bộ tăng áp turbo E-Turbo tạo ra hiện tượng tăng áp mà không có độ trễ của turbo. Đây là một bộ tăng áp lai (thường được gọi là “E-turbo”) kết hợp bộ tăng áp truyền thống với một động cơ điện tốc độ cao để quay bộ tăng áp theo tốc độ cần thiết. Điều này giúp tạo ra sức mạnh tức thì khi tăng ga – tương tự như một bộ siêu nạp nhưng không có lực cản của dây đai hoặc ma sát của roto siêu nạp. 

E-Turbo quay trục tuabin để cung cấp khả năng tăng tốc tức thời, đồng thời hoạt động như một phanh tái sinh để chuyển nhiệt năng thành điện năng và sạc pin lưu trữ. Sau đó, pin có thể cung cấp năng lượng cho một động cơ điện khác hay để bổ sung mô-men xoắn và công suất cho xe. E-turbo lớn hơn so với turbo thông thường và không có độ trễ, giúp tăng sức mạnh không chỉ ở những vòng tua đi đầu tiên và còn ở những vòng tua cao.

Có thể bạn sẽ thích: Giải mã động cơ M139 có 4 xy-lanh mạnh nhất thế giới của Mercedes

3. Bộ tăng áp E-Turbo có những ưu điểm gì?

Tốc độ trục tăng áp hiện được điều chỉnh bởi một động cơ điện và không còn phụ thuộc chặt chẽ vào việc tăng áp suất khí xả như trong turbo truyền thống. Ưu điểm đầu tiên của bộ tăng áp áp turbo điện này không còn độ trễ, khoảng thời gian turbo tăng áp hiệu quả được kéo dài và không có “tiếng kêu” của nhiều bộ tăng áp hoặc bộ siêu nạp phụ.

Giải quyết vấn đề độ trễ cung cấp một lợi thế quan trọng khác cho bộ tăng áp turbo điện E-Turbo đó là có thể được tùy chỉnh để phát triển với nhiều mức công suất tốt nhất mà không cần tăng kích thước turbo. Điều này hiện tại đang được áp dụng cho xe đua và bất kỳ xe với mục đích sử dụng thương mại nào cần thiết.

Một động cơ điện được điều chỉnh phù hợp  đã là một giải pháp hữu ích cho nhiều vấn đề còn tồn đọng của turbo. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, tích hợp chặt chẽ các thuật toán điều khiển tăng tốc trong các module điều khiển động cơ (ECM) hiện có, cũng như việc theo dõi hoạt động của turbo đã giúp động cơ đạt được độ chính xác đáng tin cậy.

Cùng với đó khi công nghệ gia công CNC phát triển, tuabin biến thiên cánh gạt (VGT), sự phát triển của mô hình máy tính và quản lý điện tử đã trở thành xu hướng chủ đạo hiện nay.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác