Trí Dương - Theo Fornoob

Động cơ 5 xylanh thẳng hàng có nhược điểm gì mà nhiều hãng không sử dụng?

(News.oto-hui.com) – Động cơ 5 xylanh thẳng hàng là một dạng động cơ mà nhiều hãng xe trên thế giới không sử dụng, trong khi đó lại chính là loại động cơ mà Volvo và Audi đang theo đuổi phát triển.

Từ những năm 1930, động cơ 5 xylanh đã được các kĩ sư nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên mãi cho đến khi Mercedes-Benz cho ra đời mẫu động cơ OM617 thì động cơ 5 xylanh mới được coi là đã hoàn thiện. Sau đấy hầu như rất nhiều hãng đã từ bỏ cuộc chơi này và không còn hứng thú với động cơ 5 xylanh nữa. Tuy nhiên, Volvo và Audi vẫn theo đuổi nó đến tận bây giờ.

Động cơ 5 xylanh của Audi

Đối với những hãng xe thực sự dành thời gian để nghiên cứu cũng như phát triển động cơ 5 xylanh, họ đã cho thế giới biết rằng động cơ 5 xylanh thực sự đã đem lại thành công. Ford Focus Mk2 được coi là một trong những mẫu xe sử dụng cầu trước tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó Audi TT RS cũng là mẫu xe được lòng người đam mê trên khắp thế

I. Thiết kế của những động cơ 5 xylanh:

Ở động cơ 5 xylanh có góc đánh lửa là 144 độ, nghĩa là khi trục khuỷu quay được 144 độ thì kỳ nổ sẽ diễn ra. Tuy nhiên, do đây là động cơ 5 xylanh (khác với động cơ I4 có 4 xylanh) nên nó sẽ có góc chồng lên nhau ở kỳ nổ, góc trùng lấp (overlap) và sẽ rơi vào khoảng 36 độ. Khi ấy sẽ xuất hiện sự chồng chéo giữa các kỳ nổ lên nhau, nghĩa là lúc này hai xylanh của động cơ sẽ cùng sinh công.

Trong khoảng thời gian này sẽ làm cho động cơ 5 xylanh có công truyền đi được trơn tru hơn (do sự phân phối điện) so với khối động cơ I4 có góc đánh lửa là 180 độ và các kì nổ thì diễn ra nối tiếp nhau mà không có góc chồng lên nhau.

Chu trình hoạt động của khối động cơ 5 xylanh

Thứ tự nổ của động cơ 5 xylanh thẳng hàng sẽ là 1-2-4-5-3. Động cơ 5 xylanh thẳng hàng sẽ được cân bằng theo chiều dọc. Tuy nhiên vì kì nổ diễn ra liên tục ở hai đầu động cơ, nên động cơ 5 xylanh thẳng hàng không có khả năng cân bằng theo chiều ngang. Người ta đã sử dụng một trục cân bằng để triệt tiêu những lực không mong muốn.

II. Ưu và nhược điểm của khối động cơ 5 xylanh thẳng hàng?

Động cơ 5 xylanh thẳng hàng không được nhiều hãng xe sử dụng bởi vì chi phí sản xuất quá cao cũng như nhân lực cần phải nhiều để sản xuất. Nhưng ông lớn Volkswagen vẫn trang bị mẫu động cơ 5 xylanh thẳng hàng của Audi lên chiếc Golf R là có lí do.

Động cơ của chiếc Audi TT RS
Động cơ của chiếc Audi TT RS.

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của khối động cơ 5 xylanh thẳng hàng đó là truyền lực mượt mà và có khả năng cân bằng theo phương dọc. Ngoài ra tiếng của động cơ 5 xylanh thẳng hàng cũng là một điểm cộng nữa trong lòng những người mê xe. Người ta ví tiếng của động cơ 5 xylanh thẳng hàng là một phiên bản rút gọn của động cơ V10.

Khối động cơ 5 xylanh có kính thước nhỏ gọn
Khối động cơ 5 xylanh có kính thước nhỏ gọn.

Vì sao nói động cơ 5 xylanh thẳng hàng là nhỏ gọn? Vì nó hẹp hơn động cơ V6 và ngắn hơn động cơ I6. Nó sẽ giải quyết bài toán khó của những chiếc xe dẫn động cầu trước về vấn đề dung tích động cơ.

Một nhược điểm duy nhất của động cơ 5 xylanh thẳng hàng đó là không cân bằng theo chiều ngang. Thanh cân bằng được lắp thêm vào động cơ 5 xylanh có trọng lượng khá nặng. Nó làm giảm hiệu suất chung của xe.

III. Một số xe sử dụng động cơ 5 xylanh thẳng hàng?

Mặc dù nhiều hãng xe ưu tiên sử dụng động cơ có số xylanh chẵn vì lí do kinh tế. Không vì thế mà động cơ 5 xylanh thẳng hàng bị lãng quên. Nó vẫn tìm kiếm cho mình được một vị trí nhất định trong lòng người hâm mộ.

Xem thêm: Tại sao số xilanh động cơ thường là số chẵn?

1. Mercedes – Benz 300D:

Mẫu xe tiên phong sử dụng động cơ 5 xylanh thẳng hàng đến từ hãng xe Mercedes -Benz. Nó được trang bị động cơ OM617, khối động cơ từng được cho là không thể hủy bỏ khỏi dây chuyền sản xuất. Mercedes đã từng duy trì dây chuyền sản xuất khối động cơ này lên đến 17 năm. Mặc dù loại động cơ này chỉ tạo ra có 80Hp, nhưng chiếc Mercedes-Benz 300D có thiết kế hoài cổ này sở hữu loại động cơ rất bền bỉ.

Audi TT RS
Mercedes-Benz 300D.

2. Audi TT RS:

Audi TT RS là phiên bản hiệu năng của của mẫu xe Audi TT. Bên dưới nắp capo là một khối động cơ 5 xylanh thẳng hàng tăng áp dung tích chỉ 2.5L nhưng hiệu suất cho ra lên đến 394 mã lực. Chỉ mất chưa đến 4 giây để nó tăng tốc từ 0 lên 100 km/h. Song với đó là âm thanh của động cơ đầy uy lực, tựa như một khối động cơ V10 đang được trang bị trên con xe này vậy.

Audi TT RS.

3. Ford Focus Mk2:

Chiếc Focus thế hệ thứ 2 – được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2010 được xem là ”Quái vật cầu trước” của Châu Âu. Nó được xem là mẫu xe cầu trước tuyệt vời nhất khi mang trong mình khối động cơ 5 xylanh thẳng hàng có dung tích 2.5L. Nó còn được gia cố thêm để chịu mức áp suất nạp 20psi để có thể tạo ra sức mạnh 296hp. Khả năng tăng tốc từ 0 đến 100km/h của chiếc xe này là dưới 6 giây.

Ford Focus Mk2
Ford Focus Mk2.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác