Tại sao không tồn tại động cơ 7 xylanh trên ô tô?

(News.oto-hui.com) – Trong lịch sử động cơ xe hơi, các kỹ sư đã từng chế tạo động cơ với 2, 3, 4, 5, 6, 8, 16, và thậm chí 32 xylanh; và còn có cả động cơ quay. Thế nhưng ta lại chưa bao giờ nghe đến con số lẻ 7, hay 9 trở lên và hẳn là sẽ không có động cơ 7 xylanh trên ô tô. Vậy lý do vì sao không tồn tại động cơ có số xylanh lẻ từ 7 trở lên?

Tại sao không động cơ 7 xylanh?
Tại sao không động cơ 7 xylanh?

Rất nhiều những nỗ lực thành công và cả thất bại đã được thực hiện để tạo ra và phát triển các loại động cơ khác nhau kể từ khi ô tô ra đời. Và để đạt được hiệu suất, tính kinh tế hoặc độ tin cậy, ngành công nghiệp ô tô đã xem xét mọi phương án, thiết kế động cơ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm động cơ thẳng hàng, động cỡ chữ V, W hay thậm chí là động cơ nằm ngang.

Động cơ Oldsmobile 442 W32 được sản xuất vào năm 1969.

Vào năm 2018, nguồn năng lượng điện đã được tiên phong đi đầu làm nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hoá thạch của loại động cơ đốt trong. Tất cả các phương án động cơ đốt trong đều đã được nghiên cứu. Nhưng còn động cơ 7 xylanh trên ô tô thì sao?

1. Máy bay, tàu thuỷ đã có động cơ 7 xylanh nhưng ô tô lại không có?

Máy bay, tàu thuyền, tàu ngầm và thậm chí một số xe tải lớn trong quá khứ đều đã sử dụng động cơ 7 xylanh thẳng hàng, nhưng tại sao ô tô thì lại không?

Tiếng ồn, độ rung và độ xóc là một vài lý do.
Tiếng ồn, độ rung và độ xóc là một vài lý do.

Động cơ 7 xylanh trên ô tô thì dễ bị rung hơn động cơ V8 có cùng dung tích vì số xylanh là số lẻ.

Tại sao: Số xilanh động cơ thường là số chẵn?

Về mặt toán học thì làm việc với số 7 sẽ phức tạp hơn nhiều so với các số chẵn (2, 4, 6, 8).

Phải lưu ý rằng hầu hết các thiết kế động cơ đều có thể có sự liên kết với các công nghệ ban đầu được tạo ra cách đây 50 năm, vào thời điểm đó, thật khó để thực hiện các phép tính toán học cho động cơ 7 xylanh trên ô tô.

So sánh ưu và nhược điểm của mỗi loại:
Động cơ I, V, Boxer, W, Wankel?

Vì vậy, khi thiết kế động cơ cỡ lớn ở thời kỳ sơ khai (1920-1940), người ta tập trung vào động cơ 6 và 8 xylanh thẳng hàng. Vậy nên tại sao phải bận tâm đến động cơ 7 xylanh thẳng hàng? Hãy nhớ rằng họ đã ngừng sản xuất những động cơ 8 xylanh thẳng hàng vào những năm 1950. Vì chúng lúc này là quá to lớn, chiếm trọng lượng lớn trên xe và công suất thì không thể bằng với động cơ chữ V.

Động cơ BMW 6 xilanh thẳng hàng.
Động cơ BMW 6 xilanh thẳng hàng.

Cho nên động cơ 7 xylanh trên ô tô sẽ không thể cứu được ngành động cơ đốt trong, và hiện nay chúng đang dần bị thay thế bởi động cơ điện. Tuy nhiên, điều thú vị là tại sao người ta lại không tạo ra những chiếc xe ô tô 7 xylanh hoặc thậm chí 9 xylanh nhưng lại tạo ra động cơ 5 xylanh?

Một yếu tố khác cần xem xét là kích thước tổng thể của động cơ. Động cơ tàu thủy như loại 7 xylanh thẳng hàng sẽ rất lớn và không bao giờ phù hợp với phương tiện giao thông đường bộ. Một động cơ 7 xylanh thẳng hàng sẽ cần một khoang động cơ rất lớn. Nó thậm chí sẽ chiếm nhiều không gian hơn nếu so với động cơ V12.

Alfa Romeo 158 Alfetta.
Alfa Romeo 158 Alfetta.

Động cơ 8 xylanh thẳng hàng đã được sử dụng trong những chiếc xe đua như Bugatti Type 35 và Alfa Romeo 158/159, và đã giành được hai chức vô địch Thế giới lần đầu tiên về đua xe, nay được gọi là giải đua Công thức Một. Nhưng những động cơ này thì không phổ biến.

2. Tại sao không chế tạo động cơ 7 xylanh như động cơ VR5 của Volkswagen?

Hoặc chúng ta có thể xem xét cách bố trí xylanh trên động cơ VR5 của Volkswagen. Nhìn nó trông khá nhỏ gọn, vậy tại sao người ta không chế tạo một chiếc V7 với các xi-lanh được bố trí đặt cạnh nhau như vậy?

Động cơ VR5 của Volkswagen.
Động cơ VR5 của Volkswagen.

Lịch sử về Động cơ VR5 của Volkswagen?

Đối với ô tô, việc cần bằng vô cùng quan trọng. Sự mất cân bằng động có thể được giải quyết bằng các piston đối nghịch (khi một piston đẩy xuống trục khuỷu, một piston khác ở đó giúp cân bằng lực ra ngoài). Đối với động cơ có số xilanh lẻ, cần phải có đối trọng nặng hoặc là cân bằng động, mà cả hai cái đó thì lại đều rất tốn kém.

Vì trọng lượng, kích thước và chi phí đắt đỏ, nên động cơ 7 xylanh không bao giờ được sử dụng trên một chiếc xe hơi sản xuất hàng loạt. Nhưng ai nào có thể đoán được, có thể một ngày nào đó, với một số ý tưởng ‘điên rồ’ hoặc công nghệ mới, thì động cơ 7 xylanh trên ô tô có thể là cấu hình động cơ được sản xuất nhiều nhất thì sao?


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn