THANH NAM (Lược dịch)

Những điều cần biết về bộ tăng đai tự động

(News.oto-hui.com) – Bộ tăng đai tự động sẽ giúp dây đai dẫn động các chi tiết của động cơ có độ căng ổn định và không cần điều chỉnh nhiều trong quá trình sử dụng. Hầu hết mọi người đều nghĩ, bộ tăng đai này không cần bảo dưỡng và thay thế nhưng nếu bộ phận này bị hư hỏng thì sẽ gây ra các vấn đề khác nhau cho động cơ. 

Bài viết liên quan:

1. Chức năng của bộ tăng đai tự động:

– Bộ tăng đai tự động có một lò xo bên trong để cung cấp một lực căng đủ để giữ đai bám sát vào puli.

– Bộ tăng đai còn có thể hấp thụ các rung động trên dây đai khi ly hợp máy nén tắt hoặc mở. Từ đó cung cấp một lực căng bù để luôn giữ độ căng dây đai ổn định.

2. Tuổi thọ:

– Tuổi thọ của dây đai sẽ rơi vào khoảng 90.000 km hoặc 5 năm.

– Khi dây đai sử dụng quá lâu thì nó có thể bị nứt, rách, gây ra tiếng ồn. Các vết nứt trên dây đai là bình thường nhưng nếu mật độ vết nứt quá dày thì dây đai sẽ cần thay thế.

3. Hư hỏng:

– Nếu một dây đai hết hạn sử dụng không được thay thế, nó sẽ khiến các thiết bị phụ tải trên động cơ không nhận được công suất.

  • Bơm nước sẽ không quay và động cơ sẽ bị quá nhiệt.
  • Máy phát không quay sẽ khiến không có điện cung cấp cho ắc quy cũng như các thiết bị giải trí trên xe.
  • Hệ thống trợ lực tay lái cũng bị ảnh hưởng khi bơm trợ lực không quay.

– Thông thường, dây đai cũ sẽ dễ nhận ra nhưng bộ tăng đai tự động hư hỏng thì khó phát hiện.

– Nếu bộ tăng đai tự động hư hỏng, độ căng dây đai sẽ không đảm bảo. Dây sẽ bị trùng và không truyền được công suất, cũng như bị trượt trên puli. Từ đó gây ra các tiếng kêu ken két khi xe tăng tốc đột ngột. Lò xo trong bộ tăng đai yếu sẽ khiến dây đai bị mòn nhanh hơn vì dây đai sẽ bị dao động ngang khi puli quay.

4. Các dấu hiệu nhận biết khi bộ căng đai bị hư hỏng:

Dấu hiệu:

  • Dây đai bị trượt do độ căng đai không đủ.
  • Ắc-quy không được nạp điện từ máy phát nên nhanh hết điện.
  • Dây đai bị chai do trượt nhiều.
  • Tiếng kêu rít trong khoang động cơ khi xe tăng tốc.
  • Bộ tăng đai bị nứt.
  • Tiếng kêu từ bạc đạn puli.

5. Kiểm tra bộ tăng đai:

– Kiểm tra sự chuyển động của cánh tay đòn trên bộ tăng đai khi động cơ tắt.

– Sử dụng một cần tuýp dài để xoay cánh tay đòn này, không có những thông số cụ thể để đo lường lực cản của cánh tay đòn này nhưng nếu bạn cảm thấy lực cản yếu hoặc không có thì có thể lò xo bên trong bộ tăng đai bị yếu hoặc lỏng.

  • Nếu cánh tay đòn không thể di chuyển thì có thể nó bị kẹt và cần thay thế.

– Góc đặt puli cũng nên được kiểm tra để chắc chắn không có vấn đề nào về sự lắp đặt. Bất kì sự lắp đặt nào sai lệch cũng khiến hoạt động của puli trên bộ tăng đai bị ảnh hưởng.

Video hoạt động của bộ tăng đai tự động:

Theo aa1car

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác