Bánh răng hành tinh – Cấu tạo và nguyên lý làm việc

(News.oto-hui.com) – Trong các xe ô tô lắp hộp số tự động AT, bộ truyền bánh răng hành tinh có khả năng tạo tỷ số truyền, điều khiển việc giảm tốc, đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý làm việc của bánh răng hành tinh.

Bộ truyền bánh răng hành tinh gồm các bánh răng hành tinh, các li hợp ướt và phanh (dạng phanh dải). Bộ truyền bánh răng hành tinh trước và bộ truyền bánh răng hành tinh sau được nối với các li hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt công suất. Những cụm bánh răng này chuyển đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác nhau và vị trí số trung gian.

A. Cấu tạo bánh răng hành tinh:

Cấu tạo bánh răng hành tinh
Cấu tạo bánh răng hành tinh

Các bánh răng trong bộ truyền bánh răng hành tinh có 4 thành phần: bánh răng bao, bánh răng hành tinh và bánh răng mặt trời và cần dẫn. Cần dẫn nối với trục trung tâm của mỗi bánh răng hành tinh và làm cho các bánh răng hành tinh xoay chung quanh.

Với bộ các bánh răng nối với nhau kiểu này thì các bánh răng hành tinh giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời, và do đó chúng được gọi là các bánh răng hành tinh.

B. Nguyên lý làm việc bánh răng hành tinh:

Dựa trên nguyên tắc dẫn động bánh răng, nếu 2 bánh răng ăn khớp ngoài với nhau thì 2 bánh răng sẽ quay ngược chiều với nhau, còn ăn khớp trong thì sẽ quay cùng chiều với nhau.

Nguyên lý làm việc bánh răng hành tinh
Nguyên lý làm việc bánh răng hành tinh

Bằng cách thay đổi vị trí đầu vào, đầu ra, phần và các phần tử cố định có thể giảm tốc, đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc. Điều này dựa trên giá trị tỷ số truyền của bộ bánh răng hành tinh.

Các nét chính của các hoạt động đó được diễn giải dưới đây:

1. Giảm tốc (tỷ số truyền > 1):
  • Đầu vào: Bánh răng bao
  • Đầu ra: Cần dẫn
  • Cố định: Bánh răng mặt trời

Khi bánh răng mặt trời bị cố định thì chỉ có bánh răng hành tinh quay và quay xung quanh bánh răng mặt trời. Do đó trục đầu ra chỉ giảm tốc độ so với trục đầu vào bằng chuyển động quay của bánh răng hành tinh.

  • Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen.
  • Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
2. Đảo chiều:
  • Đầu vào: Bánh răng mặt trời
  • Đầu ra: Bánh răng bao
  • Cố định: Cần dẫn

Khi cần dẫn được cố định ở vị trí và bánh răng mặt trời quay thì bánh răng bao quay trên trục và hướng quay được đảo chiều.

  • Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen.
  • Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
3. Nối trực tiếp (tỷ số truyền = 1):
  • Đầu vào: Bánh răng mặt trời, bánh răng bao
  • Đầu ra: Cần dẫn

Do bánh răng bao và bánh răng mặt trời quay cùng nhau với cùng một tốc độ nên cần dẫn cũng quay với cùng tốc độ đó.

  • Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen.
  • Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
4. Tăng tốc (tỷ số truyền < 1):
  • Đầu vào: Cần dẫn
  • Đầu ra: Bánh răng bao
  • Cố định: Bánh răng mặt trời

Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng hồ thì bánh răng hành tinh chuyển động xung quanh bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ. Do đó bánh răng bao tăng tốc trên cơ sở số răng trên bánh răng bao và trên bánh răng mặt trời.

  • Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen.
  • Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.

Tiến Dũng/ Tổng hợp


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác