Thanh Nam

Hướng dẫn kiểm tra dây đai trên động cơ

(News.oto-hui.com) – Dây đai có tác dụng dẫn động các chi tiết như máy nén của hệ thống điều hòa, máy phát điện, bơm nước, bơm trợ lực tay lái. Sau thời gian hoạt động, dây đai sẽ bị mòn, nứt và có thể bị đứt gây hư hại nghiêm trọng cho các chi tiết trong động cơ. Dưới đây là năm bước đơn giản để kiểm tra dây đai mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Nghe âm thanh phát ra khi động cơ hoạt động

Dây đai bị mòn, lỏng hoặc bị hư hại có thể gây ra các tiếng kêu khi động cơ hoạt động.

Bước 2: Kiểm tra dây đai có bị mòn và nứt không

Ngoài kiểm tra dây đai bằng mắt, bạn nên sử dụng tay để vặn,xoắn xem dây đại có bị nứt và mòn hay không.

Bước 3: Kiểm tra bề mặt dây đai

Nếu bề mặt dây đai chai bóng và dính dầu, dây đai sẽ bị trượt, tạo độ bám kém với puli. Khi đó bơm nước quay yếu làm cho động cơ bị quá nhiệt. Đồng thời, máy nén của hệ thống điều hòa quay yếu dẫn đến độ lạnh trong cabin không đủ.

Bước 4: Kiểm tra góc đặt của dây đai trên puli

Dây đai nên nằm thẳng trên puli, nếu dây đai bị nghiêng hoặc chệch ra khỏi puli thì bạn nên sửa lại.

Bước 5: Kiểm tra độ căng của dây đai

Bạn có thể dùng tay để ấn vào dây đai, nếu dây bị ấn xuống quá nhiều thì dây đai đang bị trùng và bạn nên tăng đai. Còn nếu đai bị ấn xuống ít thì độ căng đai đã phù hợp.

  • Bạn cũng có thể sử dụng đụng cụ đo độ căng đai, độ căng của dây đai thường nằm trong khoảng 1,5-2,5 (Cm).

Trên đây là một vài hướng dẫn kiểm tra dây đai trên động cơ ô tô.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác