20 sự thật thú vị về hãng Porsche có thể bạn chưa biết

(News.oto-hui.com) – Porsche là một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng nhất thế giới, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong lịch sử nhân loại qua cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Cũng chính vì lẽ đó, hãng xe huyền thoại này đã trải qua một bề dày lịch sử phức tạp và phong phú qua nhiều giai đoạn. Dưới đây là 20 sự thật thú vị về hãng Porsche có thể bạn chưa biết.

1. Ferdinand Porsche – Tiểu sử:

Fedinand Porsche là nhà thiết kế xe hơi nổi tiếng trên thế giới và cũng là một kỹ sư. Ông được sinh vào ngày 3 tháng 9 năm 1875 tại thành phố Mafersdorf, Đế chế Áo-Hung (nay là quận Vratislavice nad Nisou, Cộng hòa Séc), cha của ông là một thợ gò rất giỏi.

Ferdinand Porsche (1875-1951)

Kỹ sư ô tô người Đức Ferdinand Porsche đã tạo ra chiếc Volkswagen Beetle và những chiếc xe Porsche đời đầu. Ông cũng tạo ra lai ô tô điện đầu tiên, nền tảng cho các dòng xe hybrid sau này. Ông kết hôn với Aloisia Johanna Kaes và họ đã có hai con với nhau.

Ferdinand Porsche đứng thứ 5 trong danh sách kỹ sư ô tô có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

Ferdinand Porsche được xếp hạng thứ 23897 trên thế giới và đứng thứ 5 trong danh sách Kỹ sư ô tô nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

2. Máy phát điện đầu tiên của Ferdinand Porsche:

Từ thời thơ ấu, cậu bé Ferdinand Porsche đã thể hiện rõ niềm đam mê mãnh liệt dành cho kỹ thuật. Người dân ở Mafersdorf đã được chứng kiến tài năng của Ferdinand khi cậu tự tay tạo ra máy phát điện đầu tiên của mình vào năm 15 tuổi. Vào thời gian đó, bóng đèn điện được coi là thiết bị công nghệ tiên tiến nhất mà người dân hy vọng được nhìn thấy. Trước khi Ferdinand tạo ra máy phát điện của riêng mình thì chỉ có ngôi nhà của thị trưởng thành phố mới sáng điện.

3. Chế tạo chiếc xe điện đầu tiên Lohner-Porsche:

Vào năm 1900, Ferdinand Porsche làm công nhân tại công ty Lohner và đã chế tạo thành công một chiếc xe điện có tên là Lohner-Porsche. Chiếc xe này đã trở thành hiện tượng tại Triển lãm ô tô Paris nhờ thiết kế tài tình của nó (động cơ điện nhỏ gọn được giấu dưới trục bánh xe trước). Sáng hôm sau, chàng trai Ferdinand Porsche 25 tuổi trở nên nổi tiếng.

Lohner-Porsche – Nền móng của xe Hybrid sau này

Trong chốc lát, thành công đáng kinh ngạc này đã khiến chàng kỹ sư vô danh trở thành nhà thiết kế công nghiệp được người người biết đến. Đây là lý do tại sao rất nhiều người khao khát được công nhận ở Triển lãm này.

4. Ferdinand Porsche từng là tài xế riêng cho hoàng tộc:

Một sự thật thú vị khác trong sự nghiệp ô tô của Ferdinand Porsche là ông đã từng làm tài xế riêng cho Hoàng tử Hoàng gia Hungary và Bohemia, Đại công tước Franz Ferdinand.

5. Thành lập công ty phát triển ô tô riêng:

Ferdinand Porsche thành lập công ty riêng của mình vào ngày 6 tháng 3 năm 1931 tại Stuttgart, Đức. Ngày nay, tên đầy đủ của công ty này là Dr. Ing. h. c. F. Porsche GmbH (tiếng Đức: Doktor Ingenieur honoris causa Ferdinand Porsche Aktiengesellschaft), một công ty chuyên phát triển ô tô, mô tô cũng như tất cả các loại động cơ, gọi tắt là Porsche.

Dr. Ing. h. c. F. Porsche GmbH

6. Chế tạo ra chiếc xe “Quốc dân” của nước Đức – Volkswagen Beetle:

Năm 1934, Ferdinand Porsche đã nhận được một đơn đặt hàng từ chính phủ Đức để phát triển một chiếc xe có thiết kế đơn giản, giá cả phải chăng và có thể dễ dàng đưa vào sản xuất hàng loạt. Chỉ một năm sau, Porsche giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe “People’s Car” (tiếng Đức: Volkswagen) tạm dịch là chiếc xe dành cho mọi người, sau này trở nên nổi tiếng khắp thế giới dưới cái tên VW Beetle.

Volkswagen Beetle 1935
Sự liên hệ mật thiết giữa nhà độc tài A.Hitler và Ferdinand Porsche về chiếc xe quốc dân đầu tiên của nước Đức

7. Phát triển thiết bị và xe, vũ khí quân sự:

Trong Thế chiến thứ hai, Ferdinand Porsche và công ty của ông đã tham gia vào việc phát triển các thiết bị quân sự. Nổi bật nhất là chiếc Tiger (P) hay còn được gọi là “Porsche Tiger”, phiên bản của chiếc xe tăng hạng nặng Tiger nổi tiếng của Đức.

Chiếc tăng Porsche Tiger.Chính phủ Đức yêu cầu hai công ty Porsche và Henschel đệ trình thiết kế của họ về chiếc xe tăng hạng nặng mới. Cuối cùng, nguyên mẫu của Henschel thể hiện sự vượt trội hơn. Biến thể này đã được sản xuất hàng loạt và đưa vào chiến trường châu Âu và châu Phi. Nó là nỗi khiếp sợ của kẻ thù khi nghe tên Tiger I. Tuy nhiên, Ferdinand Porsche không dừng lại dự án này ở đó, ông đã cho sản xuất năm cỗ máy và một trong số đó đã trở thành xe chỉ huy.

Porsche tiếp tục cải tiến nguyên mẫu này và cuối cùng sử dụng làm nền tảng cho dự án khác.

  • Chiếc Tiger (P) sau đó được chọn làm nền tảng cho pháo tự hành chống tăng hạng nặng Ferdinand, được đặt theo tên của nhà thiết kế Ferdinand Porsche.

8. Chiếc xe chở khách đầu tiên của hãng Porsche – Nền tảng phát triển cho các xe về sau:

Chiếc xe chở khách đầu tiên của hãng được phát triển vào năm 1939. Porsche 64 đã trở thành nền tảng cho tất cả các mẫu xe về sau, tuy nhiên chỉ có ba chiếc Porsche 64 được xuất xưởng.

Chiếc Porsche 64.

9. Sự vượt trội về công nghệ và lấn lướt sang cả đường đua xe hơi của Porsche:

Không giống hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác, Porsche liên tục thể hiện sự vượt trội về công nghệ trong từng mẫu xe mới. Điều này không chỉ làm tăng sự thoải mái và tính tiện dụng mà còn gặt hái được những thành công vang dội trên đường đua.

Posche 787 trong cuộc đua Formula F1 năm 1961

Nhắc đến các giải đua ở thập niên 50 đến 70 của thế kỷ 20, không ai không biết đến sự thống trị của Porsche, Ferrari cùng Ford trên mọi nẻo đường đua. Thông thường, Porsche sẽ tạo ra hai phiên bản cho cùng một mẫu xe đó là xe thường và xe đua.

10. Chiếc xe thương mại đầu tiên – Porsche 356:

Chiếc Porsche 356 được ra mắt vào năm 1948 và cũng là chiếc ô tô thương mại đầu tiên của hãng. Porsche 356 là mẫu xe tiền nhiệm của Porsche 911 thể thao huyền thoại. Cả hai có kiểu dáng giống nhau, đều là mẫu xe hai cửa và sử dụng hệ dẫn động cầu sau. Porsche cung cấp tùy chọn mui cứng hoặc mui gấp cho người dùng trên cả hai mẫu xe. Hơn 76. 000 chiếc Porsches 356 đã được sản xuất. Điều đáng ngạc nhiên là hơn một nửa trong số đó còn tồn tại đến ngày nay và vẫn hoạt động tốt.

Posche 356 đời 1956

11. Sự ra đi của Ferdinand Porsche và đế chế hùng mạnh:

Ferdinand Porsche qua đời ở tuổi 75 tại Stuttgart vì chứng suy tim. Trước khi sự kiện bi thảm này xảy ra, Ferdinand “Ferry” Anton Ernst Porsche, con trai của nhà thiết kế huyền thoại đã đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của công ty Dr Ing. h. c. F. Porsche GmbH trong nhiều năm. Sau khi về hưu, Ferdinand Porsche vẫn tiếp tục làm chuyên viên cố vấn cho con trai của mình.

Ferdinand Porsche cùng con trai Ferdinand “Ferry” Anton Ernst Porsche.

12. Mãi gần 20 năm chế tạo ô tô, Porsche mới chủ động sử dụng logo cho riêng mình:

Điều thú vị là thương hiệu Đức này chỉ bắt đầu chủ động sử dụng logo chính thức của mình vào năm 1952, sau khi nhãn hiệu này bước vào thị trường Mỹ. Trước đó, công ty chỉ đơn thuần sử dụng một dòng chữ “Porsche” khắc trên nắp capo của xe.

Sự thay đổi của logo Porsche

Chiếc logo của Porsche được coi là một trong những mẫu logo cầu kỳ nhất của ngành xe hơi. Về cơ bản, hình ảnh con ngựa trên logo Porsche là biểu trưng của thành phố Stuttgart – nơi tồn tại rất nhiều trại ngựa. Những chiếc gạc nai và dải màu đỏ đen là chi tiết đặc trưng về vương quốc Wurttemberg. Người thiết kế mẫu logo này là Franz Xaver Raymshpiss.

13. Quyền sở hữu con số 911 trên xe hơi:

Chiếc Porsche 911 huyền thoại đã được ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Triển lãm ô tô quốc tế năm 1963. Thật kỳ lạ, chiếc xe nổi tiếng này lại được ra mắt dưới cái tên khác là Porsche 901. Tuy nhiên, hóa ra Peugeot đã giành quyền sở hữu cái tên này, gồm ba chữ số với số 0 ở giữa. Do đó, số 0 đã được đổi thành số 1 và mẫu xe này được đưa vào thị trường dưới cái tên Porsche 911.

Chiếc Porsche 911 đời 1963

14. Sự thành công ở những giải đua công thức: 

Trong 50 năm, xe của Porsche đã đạt được hơn 28.000 chiến thắng trong các giải đua tốc độ khác nhau. Các nhà sản xuất ô tô khác chỉ có thể nằm mơ mới có thể đạt được thành công về lĩnh vực ô tô thể thao đáng kinh ngạc như vậy.

15. Số bằng sáng chế bán ra:

Trong suốt lịch sử của mình, hãng xe Porsche đã bán được hơn 3.750 bằng sáng chế trong và ngoài nước.

16. Chất lượng của những chiếc xe Porsche đời trước:

Khoảng 2/3 số lượng mẫu xe mà Porsche sản xuất vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn nữa, hầu hết chúng vẫn còn hoạt động tốt. “Bạn tri kỷ” là một danh từ mà người ta thường dùng để nói về chất lượng của hãng xe Đức huyền thoại.

17. Bạn có biết tên gọi Porsche Panamera có từ đâu không?

Porsche Panamera có được cái tên này nhờ vào sự thành công của đội Porsche trong cuộc đua Carrera Panamericana

18. Siêu phẩm xe sản xuất năm 1964 vẫn đủ sức cạnh tranh với các siêu xe hiện đại ngày nay:

Porsche 904 Carrera GTS 1964 là một chiếc xe huyền thoại, thể hiện rõ qua các thông số kỹ thuật của nó. Nó chỉ cao 1067 mm, trọng lượng 640 kg, công suất 210 mã lực và tỷ số công suất/ trọng lượng của nó là 330 mã lực /tấn. Porsche 904 thực sự là một siêu phẩm, kể cả khi được đánh giá theo các tiêu chuẩn ngày nay và có thể dễ dàng cạnh tranh với các siêu xe hiện đại.

Chiếc Porsche 904 – Thiết kế cuối cùng của Ferdinand Porsche

19. Tên gọi của mẫu xe Porsche Cayenne:

Porsche Cayenne, mẫu xe thành công nhất về thương mại của Porsche, được đặt theo tên của thành phố Cayenne, thủ phủ của Guiana thuộc Pháp. Ngoài ra, Cayenne cũng là một loại ớt đỏ được biết đến như là gia vị Guinea, ớt sừng trâu hay ớt đỏ siêu cay.

Chiếc Porsche Cayenne 955

20. Siêu xe thương mại được sản xuất nhiều nhất trên thế giới:

Porsche 911 sở hữu một trong những thiết kế đặc trưng nhất trong giới siêu xe. Nó đã trải qua sự phát triển liên tục nhưng vẫn giữ được concept cơ bản. Phong cách trực quan độc đáo và sự nổi trội về công nghệ của chiếc xe vẫn không hề thay đổi trong 48 năm qua. Ngoài ra, Porsche 911 cũng là chiếc xe siêu sang được sản xuất thương mại nhiều nhất trên thế giới.

Porsche 911

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác