Tiến Lợi - Tổng hợp

Vì sao xe SUV, CUV cần có gạt mưa phía sau trong khi xe Sedan không cần?

(News.oto-hui.com) – Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy những xe SUV, CUV hay Hatchback hầu hết đều cần cần gạt mưa phía sau. Tuy nhiên lại không hề có xe Sedan nào có cần gạt mưa phía sau. Vì sao lại có hiện tượng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do trong bài viết này.

Vì sao xe SUV, CUV cần có gạt mưa phía sau trong khi xe Sedan không cần?
Câu trả lời sẽ có bên dưới đây!
Vì sao xe SUV, CUV cần có gạt mưa phía sau trong khi xe Sedan không cần?
Câu trả lời sẽ có bên dưới đây!

1. Xe SUV, CUV có điểm gì khác với xe sedan?

Xe SUV (Sport Utility Vehicle) là xe thể thao đa dụng, gầm cao, có kết cấu khung rời vỏ (body-on-frame). Trong khi đó xe CUV (Crossover Utility Vehicle) cũng là xe gầm cao, kiểu dáng thể thao nhưng có kết cấu khung liền vỏ (unibody) tương tự xe sedan nên nó được coi là dòng xe giao giữa SUV và sendan (Crossover).

gạt mưa phía sau

Cả SUV và CUV đều có khoang hành lý lớn, cốp sau cao đảm bảo không gian rộng rãi cho người dùng. Nhưng cũng chính đặc điểm này khiến dòng xe CUV và SUV hay cả Hatchback cần có thêm gạt mưa phía sau.

Khung unibody của xe CUV
Khung unibody của xe CUV

Trong khi đó, xe Sedan cũng có kết cấu unibody nhưng cốp sau nhỏ hơn, thon về phía sau.

Khung unibody của xe sedan
Khung unibody của xe sedan

2. Vì sao xe SUV, CUV cần có cần gạt mưa phía sau?

Đầu tiên, cần gạt mưa có chức năng quét bỏ những giọt nước trên kính khi trời mưa và làm sạch bụi bám trên kính khi kính bị bẩn nhằm giúp cho người lái có tầm quan sát lớn nhất có thể. Điều này đảm bảo an toàn cho người lái và các phương tiện xung quanh.

Cần gạt mưa có 3 bộ phận chính: cần gạt chính, thanh gạt, lưỡi gạt cao su. Khi bật công tắc cần gạt mưa, mô tơ sẽ quay làm cần gạt mưa chuyển động, lưỡi gạt cao su gạt nước khỏi kính lái hoặc kính sau ô tô.

Mặt khác, chúng ta đều biết khí động học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ô tô. Minh chứng là những xe cùng 1 dòng xe thường có rất ít những sự khác biệt về hình dáng bên ngoài. Vì vậy chính khí động học đã thống nhất và định hướng hình dáng của xe.

Điều kiện để đánh giá một vật có mang tính khí động học hay không, người ta sẽ đánh giá sự nhiễu loạn không khí khi vật đi qua hoặc đơn giản hơn là vật đứng yên và đánh giá sự nhiễu động của dòng không khí sau khi đi qua vật đó. Ví dụ như khi dòng không khí đi qua một vật hình giọt nước đang rơi dưới đây, dòng không khí hầu như không bị xáo trộn gì, ta nói đó là một vật mang tính khí động học cao.

Điểm khác biệt của dòng không khí khi đi qua vật thể có và không có tính khí động học
Điểm khác biệt của dòng không khí khi đi qua vật thể có và không có tính khí động học

Ngược lại, nếu dòng không khí bị nhiễu loạn nhiều sau khi đi qua vật thể, hệ số cản sẽ trở nên rất lớn, làm cho lực cản gió khi di chuyển của phương tiện hay vật thể đó tăng theo cấp số nhân của vận tốc chuyển động của vật thể.

Những chiếc xe hình giọt nước đang rơi vào những năm đầu của thể kỉ XX
Những chiếc xe hình giọt nước đang rơi vào những năm đầu của thể kỉ XX

Trên ô tô, việc nghiên cứu khí động học đã diễn ra vào những năm đầu của thể kỷ XX, với chiếc xe đầu tiên mang tính động lực học cao là chiếc xe của Eduard Rumpler thiết kế với hình dáng giọt nước đang rơi với hệ số cản 0,27. Đây thực sự là một bước tiến lớn khi đến những năm 1984, hệ số cản của xe ô tô lên đến 0,4.

Với mệnh đề chính của tiêu đề bài viết, ta đều biết hình giọt nước đang rơi là hình dáng có tính khí động học nhất, với đầu to, thon tròn và thon dần về phía đuôi. Khi này dòng không khí đi qua giọt nước đang rơi là ít bị tác động nhất và hệ số cản không khí là bé nhất.

Áp dụng vào ô tô, ngày nay vì tính thẩm mỹ nên những ô tô mang hình giọt nước không còn xuất hiện, nhưng ô tô vẫn cần tuân thủ những yêu cầu nhất định về khí động học. Với xe sedan, những đường bo góc mềm mại, thân thon dài về sau là những đặc điểm giúp xe sedan có hình dáng khí động học tốt.

Mô phỏng áp suất không khí khi đi qua bề mặt xe sedan
Mô phỏng áp suất không khí khi đi qua bề mặt xe sedan

Như trên hình, những khoảng màu xanh dương là những vùng có áp suất thấp trên xe khi di chuyển. Với xe sedan, vùng này tồn tại nhiều ở đuôi xe, biển số. Vùng kính sau có áp suất hơi thấp hơn so với áp suất môi trường. Những vùng áp suất thấp hơn áp suất môi trường xung quanh khi xe di chuyển sẽ là những vùng hút bụi bẩn, nước mưa bám vào.

Mô phỏng dòng không khí khi đi qua bề mặt xe hatchback hoặc SUV, CUV.

Với những xe không có hình dáng phía sau thon dài như xe SUV, CUV, hatchback có vùng áp suất thấp rất lớn, tập chung ở phần kính sau khiến kính sau dễ bị bụi bẩn, nước mưa bám vào, từ đó dẫn đến khả năng quan sát phía sau của người lái giảm đi.

Vì vậy đây là lý do xe CUV, SUV, hatchback cần phải có gạt mưa cho kính sau còn xe sedan thì không.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác