Theo Tinhte, Thedrive

Vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô đến thế?

(News.oto-hui.com) – Khi hỏi vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô, nhiều người sẽ trả lời rằng: “Răng cửa các loài gặm nhắm thường mọc ra rất nhanh nên chúng phải kiếm thứ gì đó để mài dũa răng”. Câu trả lời này có vẻ đúng nhưng chưa đúng hoàn toàn.

Vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô đến thế?
Vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô đến thế?

Để tìm được câu trả lời chính xác nhất vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô, bạn đọc có thể bỏ ra vài giây ngẫm nghĩ về các câu hỏi/câu trả lời dưới đây (từng bước một):

Chuột và các loài vật gặm nhấm khác (như sóc chẳn hạn), muốn sống thì phải cần làm gì trước tiên?

  • Tất nhiên là ăn.

Chúng thường ăn gì?

  • Các loại hạt, rau quả, trái cây, đa phần là chúng ăn thực vật.

Chúng ăn có nhiều không?

  • Có, chúng lớn rất nhanh, đẻ nhiều nữa, nên cần ăn rất nhiều!

Vậy tìm đâu ra thức ăn để đáp ứng đủ nhu cầu?

  • Chúng sẽ tìm ở mọi nơi: cánh đồng, nông trại, nhà bếp, tủ đồ, trong cống, trong thùng rác… và ngay cả trong khoang máy xe ô tô nữa (vô lí đúng không)

Vậy trong khoang máy xe ô tô lấy đâu ra thức ăn cho chúng?

  • Có một thứ vô cùng ngon và béo bở cho chúng ở trong xe ô tô, đó chính là mấy sợi dây cáp, dây điện.

Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng đó là sự thật! Những sợi dây cáp điện bên trong xe là nhiều vô kể, đặc biệt là những chiếc xe hiện đại, có nhiều cảm biến, nhiều tính năng. Xe hiện đại chừng nào thì nhiều dây chừng đó, và đó là lý do vì sao nó… hại điện!

Dây điện ô tô làm từ vật liệu gì?

Những sợi dây cáp điện này thường được bọc trong một lớp vỏ “nhựa”. Lớp vỏ này nhìn qua thì ai cũng sẽ nghĩ chúng được làm từ nhựa, điều đó là đúng, nhưng mà chỉ đúng trong những năm xưa cũ.

Những sợi dây điện bên trong xe ô tô hiện đại ngày nay, thậm chí là các thành phần khác như tấm ốp cách nhiệt, cách âm trong xe, đều được là bằng vật liệu “nhựa” có nguồn gốc từ ĐẬU NÀNH (Soy-based). Và đó mới chính là lý do vì sao chuột thích cắn dây điện ô tô đến thế.

Khi mà công nghệ vật liệu chưa phát triển cao, nhà sản xuất xe ô tô đã dùng vật liệu có gốc “dầu” (Petrolium-based) để bọc những sợi dây điện bên trong xe. Tuy nhiên, khi mà người ta khám phá cách sản xuất ra một chất liệu mềm, dẻo, bền bỉ, giá thành thấp tương tự như nhựa, nhưng chiết xuất từ đậu nành. Hầu như tất các các hãng xe đều chuyển qua sử dụng loại chất liệu này. Bởi vì chúng thân thiện hơn với môi trường, dễ phân hủy hơn.

Những chiếc xe ô tô, được người ta nhìn như một thứ “rác thải công nghiệp” trong tương lai, cho nên việc làm cho nó thân thiện hơn với môi trường rất đáng được quan tâm, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất. Thậm chí ở một số thị trường khó tính, có hẳn một list những yêu cầu về vật liệu cấu thành, khí thải phát sinh, v.v… đáp ứng hết tất cả thì mới được phép nhập xe bán.

Hãng bị kiện tụng vì vật liệu thu hút chuột

Không chỉ dây điện, nhiều hãng sản xuất ô tô cũng sử dụng loại vật liệu gốc đậu nành để tạo ra các bộ phận trên xe. Ford đã sản xuất vật liệu cách điện cho ghế từ đậu nành. Tuy nhiên, một số chủ xe đã gặp phải những rắc rối khi loài gặm nhấm tìm đường vào ô tô và ăn vật liệu cách nhiệt ăn được.

Dù thân thiện với môi trường nhưng lại là thứ cám dỗ với chuột và các loài gặm nhắm khác. Vào năm 2016, một vụ kiện tập thể đã được đệ trình chống lại Toyota, tuyên bố rằng công ty phải bồi thường loại thiệt hại này. Tưởng như việc chủ xe Albert Heber đã buộc phải trả khoảng 1.500 USD để sửa chữa hệ thống dây điện bị đứt trên chiếc Tundra 2012 theo bảo hành… là đúng. Nhưng anh đã kiện ngược lại hãng Toyota vì đã sử dụng loại vật liệu có nguồn gốc từ đậu nành cho dây điện, khiến chuột cắn.

Mặc dù như thế, Toyota đã khẳng định rằng: “Chúng tôi biết hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng loài gặm nhấm đã bị thu hút bởi hệ thống dây điện trên ô tô vì chất liệu làm từ đậu nành cả“.

Việc chuột xâm nhập và cắn dây điện ô tô là một vấn đề nan giải từ lâu. Chúng nhai dây điện và gây ra các sự cố về điện ảnh hưởng không nhỏ đến các chủ xe. Vật liệu cách nhiệt làm từ đậu nành đã dần trở nên phổ biến vì vấn đề bảo vệ môi trường. Thế nhưng, dù bảo vệ môi trường nhưng lại khiến hầu bao của chủ xe phải hao hụt mỗi khi xảy ra câu chuyện muôn thuở này. Và lỗi do ai?

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác