Thanh Bình - Tổng hợp

Top 14 hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô hiện nay

(News.oto-hui.com) – Nền công nghiệp ô tô đang ở đỉnh cao phát triển đi cùng với những nghiên cứu cải tiến ô tô giúp giảm phát thải ô nhiễm môi trường, giảm suất tiêu hao nhiên liệu, tăng hiệu suất động cơ,…. thì việc phát triển hệ thống an toàn trên xe ngày một hiện đại hơn cũng là điều mà các hãng xe vô cùng chú trọng. Do đó trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô hiện nay.

14 hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô

Các hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô là những hệ thống nào?
Các hệ thống an toàn phổ biến trên ô tô là những hệ thống nào?

1. Hệ thống túi khí SRS:

Hệ thống túi khí trên ô tô – Supplemental Restraint System (SRS). Giống như dây an toàn, hệ thống này là một hệ thống an toàn quan trọng nhất được trang bị trên ô tô, nó có vai trò hạn chế va đập, giúp bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu tối đa các chấn thương khi va chạm mạnh cho người ngồi trên ô tô.

Túi khí được lắp đặt ẩn ở một số vị trí bên trong khoang và khung xe. Khi xe xảy ra va chạm, ECU nhận tín hiệu từ cảm biến va chạm và điều khiển mở túi khí, hệ thống túi khí ngay lập tức được kích hoạt căng phồng để bảo vệ người lái và hành khách.

Hệ thống túi khí trên ô tô - Supplemental Restraint System (SRS)
Hệ thống túi khí trên ô tô – Supplemental Restraint System (SRS).

 2. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS:

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Viết tắt của từ Anti – Lock Brake System)
Hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Viết tắt của từ Anti – Lock Brake System).

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Viết tắt của từ Anti – Lock Brake System) là hệ thống an toàn trên xe ô tô. ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh được hiện tượng văng trượt, đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn, đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô. 

Đối với những dòng xe hơi không được trang bị hệ thống phanh ABS rất dễ rơi vào tình trạng trượt, do độ bám đường giảm thấp hơn mức cho phép của bánh xe, lực truyền cho bánh xe không giúp ô tô tiến lên và ngược lại dễ gây mất kiểm soát. 

3. Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS:

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) là tên gọi thường được dùng nhất của hệ thống này, ngoài ra nó còn có các tên khác như TRC, ASR, DSC tùy theo từng hãng. 

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System)
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System).

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS đóng vai trò chống trượt và giúp xe có độ bám với mặt đường, nó có khả năng tác động vào hệ thống phanh ABS, hệ thống bướm ga và tăng giảm công suất máy để điều chỉnh lực kéo. Để làm được những yêu cầu trên, TCS sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến trọng lực, cảm biến gia tốc ngang, cảm biến tốc độ, vòng quay bánh xe, chân ga, góc tay lái, và cảm biến bướm ga. Sau đó, ECU sẽ tổng hợp thông tin và “ra lệnh” cho hệ thống phanh ABS hãm tốc độ các bánh xe thông qua van thủy lực, đồng thời bướm ga sẽ nhận được tín hiệu đóng hoặc mở để điều chỉnh công suất động cơ, nếu cần thiết thời gian đánh lửa giữa các kỳ và số lượng xăng được phun vào buồng đốt, sẽ được ECU can thiệp để thay đổi sức kéo của xe.

4. Hệ thống cân bằng điện tử ESP: 

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) – là một trong những hệ thống an toàn được trang bị phổ biến trên ô tô nhằm tăng tính an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo khi đang di chuyển. 

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program)
Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program).

Hệ thống này rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện địa hình hoặc thời tiết không ổn định: mặt đường ướt, trơn trượt do mưa hoặc băng tuyết, có độ bám thấp do nhiều sỏi đá hoặc trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.  

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn là ABS và TCS. Trong đó TCS là từ viết tắt của Traction Control System – hệ thống kiểm soát lực kéo, còn ABS là từ viết tắt của Anti-lock Brake System – hệ thống chống bó cứng phanh. Cả hai hệ thống đều có nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe, trong đó ABS sẽ kích hoạt khi xe phanh lại, còn TCS kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột – điều đặc biệt cần thiết khi xe di chuyển trong điều kiện mặt đường ướt hoặc trơn trượt

5. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA:

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA – tên đầy đủ là Brake Assist System, là hệ thống an toàn được trang bị trên ô tô giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp. Tính năng này sẽ được kích hoạt trong các tình huống cần phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp - Brake Assist System.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp – Brake Assist System.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA có cấu tạo bao gồm: cảm biến bàn đạp phanh, cảm biến lực phanh, cơ cấu truyền lực phanh, bộ điều khiển trung tâm.

Khi người lái đạp phanh, cảm biến ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Từ đây, bộ điều khiển tính toán và truyền lệch cho cơ cấu truyền lực phanh. Cơ cấu truyền phanh kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh giúp tăng thêm lực phanh để quãng đường phanh ở mức ngắn nhất có thể. Hệ thống BA sẽ tự ngừng khi người lái nhả chân phanh.

6. Hệ thống cảnh báo tiền va chạm FCW:

Hệ thống cảnh báo va chạm (Forward-Collision Warning) là công nghệ hỗ trợ người lái trên ô tô và đây cũng là một trong những hệ thống an toàn không thể thiếu được trang bị trên ô tô. Cảnh báo va chạm bao gồm các hệ thống giúp nhận diện và cảnh báo người lái về những sự cố có thể xảy ra nhằm ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng khi xảy ra va chạm. 

Hệ thống cảnh báo va chạm (Forward-Collision Warning).
Hệ thống cảnh báo va chạm (Forward-Collision Warning).

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô sử dụng camera hành trình để quan sát, GPS để định vị, cảm biến radar hoặc laser và ứng dụng AI để phát hiện bất thường trong khi di chuyển. Khi nhận diện được nguy cơ gây tai nạn, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình điều khiển, hoặc bằng tín hiệu rung trên vô lăng để nhắc nhở tài xế, giúp người lái kịp thời điều chỉnh. Nếu tài xế không phản hồi, một số hệ thống có khả năng chủ động can thiệp để tránh xảy ra tình huống xấu nhất.

7. Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB:

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp Automatic Emergency Braking (AEB). Hệ thống này kết hợp với những thông tin và tín hiệu nhận được từ hệ thống FCW, AEB tạo thành một hệ thống an toàn trên ô tô, nó sẽ tính toán và nhận biết xem người lái có phản ứng kịp thời trước va chạm hay không để quyết định can thiệp và tự động phanh hoàn toàn để ngăn nguy cơ xảy ra va chạm. 

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Automatic Emergency Braking).
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Automatic Emergency Braking).

Cũng bởi bản chất hoàn toàn tự động của hệ thống cũng như tính chất bất ngờ và khó đoán của hầu hết những vụ tai nạn, công nghệ đứng sau quá trình vận hành của FCW có độ phức tạp cao và cần phải được tinh chỉnh, kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng trước khi được trang bị trên ô tô.

8. Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù BSM:

Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù xe ô tô – Blind Spot Monitoring (BSM). Đúng như tên gọi, hệ thống này có vai trò theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe và cảnh báo người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển bên trong các vùng này.

Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù xe ô tô (Blind Spot Monitoring).
Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù xe ô tô (Blind Spot Monitoring).

Có thể chia hệ thống cảnh báo điểm mù thành hai dạng chính là:

Hệ thống cảnh báo điểm mù xe ô tô bị động: trước đây, nhằm giảm chi phí, các hãng xe thường trang bị trên gương chiếu hậu thêm một gương cầu lồi nhỏ, nằm ở một góc của gương chiếu hậu. Mục đích nhằm giúp người lái thấy những vùng bị che khuất mà một gương chiếu hậu thông thường không thể soi thấy. Hệ thống đơn giản này đến nay vẫn tỏ ra khá hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến. 

Hệ thống cảnh báo điểm mù xe ô tô chủ động: một hệ thống giám sát điểm mù gồm các bộ phát sóng điện từ gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hoặc cản sau có nhiệm vụ phát ra sóng điện từ khi xe đang di chuyển.

Ngoài ra, có thể có thêm camera được đặt trên hai gương chiếu hậu. Khi một chiếc xe phía sau hoặc bên hông tiến quá sát đến chiếc xe của bạn thì bộ phát sóng điện từ sẽ nhận ra và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Hệ thống sẽ cảnh báo bạn bằng cách phát âm thanh, rung vô lăng và hình ảnh sẽ hiện thị lên màn hình trung tâm cho dễ quan sát, thậm chí có nhiều dòng xe sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tình huống.

9. Hệ thống cảnh báo lệch làn đường LDWS:

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (Lane Departure Warning System) dựa vào camera theo dõi các vạch kẻ phân làn đường ,và vì thế chức năng này có thể bị hạn chế trong trường hợp trên đường không có vạch kẻ làn đường hoặc vạch kẻ bị mờ trong tầm ngắm của camera ,hoặc vạch kẻ đường không rõ ràng, trên mặt đường có muối hoặc cát che phủ và các đường cong từ trung bình đến lớn .

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (Lane Departure Warning System).
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (Lane Departure Warning System).

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường sẽ cần hạn chế độ lệch của đường gạch đứt đoạn khi đi trên đường cao tốc có nhiều làn đường cho xe cùng một chiều. Nếu đó là đường cao tốc có hai làn đường thì thiết bị sẽ báo động khi lái xe lấn qua đường gạch đứt đoạn. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra lỗi của cảnh báo khi theo dõi làn đường ở phía bên kia, và cung cấp cảnh báo khi lấn qua đường gạch đứt đoạn.

  • Cảnh báo sẽ xuất hiện khi hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDWS phát hiện đang vô ý lấn qua làn đường
  • Cảnh báo xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải của màn hình để cho biết ranh giới của làn đường nào đã bị lấn qua
  • Xe phải di chuyển với tốc độ trên 40mph (64 km / h) để hệ thống cảnh báo hoạt động
  • LDWS sẽ hiển thị trên các công cụ Bản đồ
  • LDWS sẽ phát ra tiếng báo động
  • Để có hiệu suất LDWS tốt nhất, đảm bảo vị trí Camera được cài đặt chính xác

10. Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC:

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control (ACC), giúp xe hoạt động ở một tốc độ được người lái lựa chọn mà không cần tác động vào chân ga và khả năng giữ khoảng cách với xe phía trước cũng như tự điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các vật cản khác.

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control).
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control).

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng sử dụng các cảm biến, radar phía trước của xe để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước. Cụ thể hơn, khi hệ thống cảm biến phát hiện xe đi trước giảm tốc độ hoặc khi có vật cản khác xuất hiện, hệ thống sẽ giảm ga hoặc thậm chí là phanh để giảm tốc độ của xe. Sau khi khoảng cách an toàn đã được đảm bảo hoặc đường trống hơn, hệ thống sẽ tự tăng tốc xe trở lại với giá trị được chọn sẵn. Ngày nay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thường được tích hợp cùng với hệ thống cảnh báo va chạm, sử dụng chung các cảm biến của hệ thống này để tự giảm tốc độ xe cũng như cảnh báo người lái về khả năng va chạm với xe phía trước.

11. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS:

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe Parking Assist System là một hệ thống an toàn trang bị trên ô tô,  khi được kích hoạt, hệ thống cảm biến sóng siêu âm ở bên sườn, trên cản trước và sau sẽ ‘tìm kiếm’ các khoảng trống đủ rộng ở hai bên đường để xe c có thể đỗ song song. 

Cảm biến sẽ thực hiện tìm kiếm trong bán kính 1,5 mét với tốc độ di chuyển lên đến 30km/h. Cảm biến luôn dò tìm các chỗ trống một cách thụ động, do vậy nếu kích hoạt hệ thống thì sau khi vừa đi qua một vị trí đỗ tốt, nó sẽ thông báo. Khi đã tìm được vị trí phù hợp, tiếng báo hiệu sẽ vang lên và trên màn hình sẽ hiển thị chỉ dẫn vị trí mà xe sẽ được đỗ vào.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe (Parking Assist System).
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe (Parking Assist System).

12. Đèn pha thích ứng thông minh AFS:

Công nghệ đèn pha thích ứng hay còn gọi là hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (Adaptive Front–lighting System – AFS). Đây là một công nghệ đèn pha mới nhất hiện nay đang được các hãng xe coi như một tiêu chuẩn nâng cấp tính năng an toàn trên các dòng xe của mình.

Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (Adaptive Front–lighting System).
Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (Adaptive Front–lighting System).

Với việc được trang bị công nghệ đèn pha thích ứng, chiếc xe sẽ chủ động điều khiển luồng chiếu sáng hỗ trợ người lái trong mọi tình huống trên đường. Mục tiêu lớn nhất của công nghệ này là giúp người lái có thể quan sát tốt hơn tại hướng đang đi tới, đặc biệt là các hướng khuất tầm nhìn. 

Một trong những tính năng khác rất hữu ích đó là nó giúp người và phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ không bị chùm tia sáng chiếu trực tiếp vào. Điều này rất quan trọng nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giữa các phương tiện với nhau.

13. Hệ thống khởi hành ngang dốc HAC: 

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill-start Assist Control) giúp cho việc khởi động xe khi dừng đỗ trên đường dốc được dễ dàng, tránh tình trạng xe bị trượt dốc gây va chạm với các xe khác.

Trong trường hợp xe đang di chuyển trên đường đèo, hay dốc cầu. Đường đông khiến việc di chuyển phải dừng chờ lâu phía sau và phía trước các xe nối đuôi san sát nhau, người lái cần đạp phanh chân để giữ xe không bị trôi tụt ra sau.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill-start Assist Control)
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill-start Assist Control).

Khi di chuyển người lái xe nhả chân phanh ra và chuyển thật nhanh sang chân ga nếu không muốn xe bị trôi dốc, va chạm với các xe san sát phía sau.

Với xe trang bị hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hệ thống sẽ có tác dụng tác động vào hệ thống phanh của xe, và giữ chân phanh của xe trong khoảng 3 giây sau khi tài xế nhả chân phanh, đủ thời gian để tài xế chuyển sang chân ga và di chuyển bình thường.  Như vậy xe sẽ không bị tụt dốc. Đảm bảo việc di chuyển an toàn.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc ngày càng được trang bị trên nhiều dòng xe, ngay cả các dòng xe hạng B khoảng từ 500-600 triệu, giúp cho việc lái xe được thoải mái, an toàn hơn.

14. Hệ thống hỗ trợ đổ đèo HDC:

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc hay đổ đèo HDC (Hill Descent Control) hay DHAC (Down Hill Assist Control) là hệ thống an toàn trên ô tô giúp kiểm soát tốc độ xe khi chạy xuống đèo dốc, hạn chế tính trạng người lái rà phanh liên tục gây nóng má phanh, sôi dầu phanh khiến xe bị bó cứng phanh, thậm chí mất phanh. Hệ thống này giúp ích rất nhiều khi lái xe đường đèo, đường dốc.

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc hay đổ đèo HDC (Hill Descent Control).
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc hay đổ đèo HDC (Hill Descent Control).

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc, đổ đèo sử dụng chung cơ cấu chấp hành với nhiều hệ thống an toàn khác như chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS… nhằm điều chỉnh phanh và điều chỉnh mô men động cơ để điều chỉnh tốc độ ở từng bánh xe.

Nút hệ thống hỗ trợ xuống dốc thường được bố trí trên taplo, vô lăng hoặc bệ cần số. Khi xuống dốc người lái chỉ cần nhấn nút bấm để kích hoạt tính năng này. Hệ thống HDC được kích hoạt, các cảm biến góc nghiêng xe sẽ truyền tín hiệu về bộ xử lý. Từ đó, bộ xử lý trung tâm tính toán và ra lệnh can thiệp vào hệ thống phanh, hệ thống phân bổ mô men xoắn để điều chỉnh tốc độ xe phù hợp với độ nghiêng của mặt đường. 

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác