T.H & Dương Trí - Tổng hợp

R-1234YF: Môi chất làm lạnh thay thế R-134a cũ trong hệ thống điều hoà ô tô

(News.oto-hui.com) – Công nghệ môi chất làm lạnh ô tô đã thay đổi rất nhiều kể từ khi môi chất R-12 được phát triển vào năm 1935. Vì trách nhiệm ngày một nặng nề hơn liên quan đến việc bảo vệ môi trường đã buộc các nhà phát minh phải phát triển tiếp một chất làm lạnh mới. Công nghệ môi chất lạnh mới nhất hiện nay là R-1234YF đã dần có khả năng thay thế R-134a cũ, được phát minh cách đây hơn 30 năm.

Các nhà sản xuất không ngừng phát triển các cách để cải thiện sự thoải mái và an toàn của sử dụng ô tô. Cùng với các tính năng mới để tạo sự thoải mái cho người lái và hành khách, một công nghệ mới nổi khác đã được nghiên cứu và phát triển. Sự phát triển gần đây nhất bao gồm công nghệ tiên tiến của hệ thống điều hòa không khí trên xe hơi và một loại môi chất làm lạnh mới. Chất làm lạnh mới này được cho là sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu để giúp phần nào bảo vệ môi trường tốt hơn. 

1. Lịch sử hình thành của các môi chất làm lạnh trong xe hơi?

“Cảm ơn ông Willis Carrier đã phát minh ra máy điều hòa không khí và Packard đã đưa hệ thống này vào ngành công nghiệp ô tô.” – OTOHUI

Môi chất làm lạnh là gì?

Môi chất làm lạnh hay còn gọi là gas lạnh là chất tuần hoàn trong hệ thống điều hoà có tác dụng làm lạnh bằng cách hấp thụ nhiệt từ việc giãn nở và bay hơi. Các loại môi chất làm lạnh/gas lạnh đều phải đảm bảo không cháy, không nổ, không độc, không ăn mòn, không mùi.

Trong những năm 1930 đến đầu những năm 90 FREON, còn được gọi là R12, được sử dụng trong tất cả các hệ thống điều hòa không khí của xe. Đến giữa những năm 90, R12 bị loại bỏ dần và được thay thế bằng chất làm lạnh R-134a. Bây giờ, gần 30 năm sau khi được giới thiệu, môi chất làm lạnh R-134a đang dần được thay thế bằng R-1234YF Opteon (bắt đầu từ năm 2018).

Môi chất làm lạnh R-1234YF
Môi chất làm lạnh R-1234YF

2. Tại sao nó lại có cái tên R-1234YF Opteon?

R-134a là chất làm lạnh hydrofluorocarbon có chứa flo và hydro. Nhưng R-1234YF là chất làm lạnh hydrofluoro-olefin được phát triển bởi DuPont/Honeywell. Tương tự như R-134a, R-1234YF chứa hydro, flo nhưng cũng chứa các nguyên tố cacbon. Sự khác biệt là cả hai khác nhau đáng kể về tác hại đối với môi trường hay nói cách khác là khả năng hạn chế vào việc góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

R-1234YF tốt hơn cho môi trường vì khi sử dụng nó có khả năng giảm tình trạng nóng lên toàn cầu so với khi sử dụng R134a, là khí xuất hiện trong hiệu ứng nhà kính có hại tương đương với carbon dioxide.

Vào tháng 1 năm 2017, Liên minh châu Âu yêu cầu tất cả các nhà sản xuất xe phải thay thế R-134a bằng R-1234YF. Ngay sau đó, EPA ở Hoa Kỳ theo sau đã ra lệnh chuyển đổi hoàn toàn vào giữa những năm 2020. General Motors bắt đầu giới thiệu ra thị trường các loại xe sử dụng hệ thống mới này vào năm 2013 với việc chuyển đổi hoàn toàn vào năm 2018. Các mẫu xe Chrysler, Honda và Subaru tiếp nối vào năm 2017. Dự kiến ​​đến năm 2025, tất cả các loại xe sẽ chứa 1234YF.

Tuy nhiên, ta cũng không nên lo lắng nếu chiếc xe hiện tại vẫn sử dụng R-134a. Mặc dù R-134a không tương thích với R-1234YF và dự kiến R-134a ​​sẽ bị loại bỏ, nhưng nó vẫn đang được sản xuất và sẽ tiếp tục sử dụng miễn là có nhu cầu sửa chữa các loại xe cũ hơn. 

3. Kinh nghiệm bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa với môi chất làm lạnh mới R-1234YF?

Với công nghệ mới và quá trình chuyển đổi này, điều quan trọng là đội ngũ dịch vụ ô tô phải được đào tạo đúng cách về cách bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên ô tô với một chất làm lạnh mới này. Mặc dù quy trình vẫn tương tự, nhưng có một số khác biệt lớn có thể làm hỏng hệ thống điều hoà ô tô nếu không được thực hiện đúng cách. Với tất cả các hệ thống, chất làm lạnh phải được loại bỏ, còn được gọi là chân không, và được hút chân không để có thể loại bỏ không khí và hơi ẩm còn tồn động.

Sạc môi chất làm lạnh mới cho xe ô tô
Sạc môi chất làm lạnh mới cho xe ô tô

Kỹ thuật viên sẽ lắp một máy chuyên dụng theo tiêu chuẩn SAE hoàn toàn tự động vào hệ thống điều hòa không khí và nó sẽ thực hiện kiểm tra áp suất chân không để kiểm tra rò rỉ bên trong hệ thống này. Máy sẽ chỉ tiếp tục nếu không có rò rỉ nào được phát hiện. Sau khi quá trình kiểm tra chân không hoàn tất, nên nạp khoảng 15% môi chất cho hệ thống.

Môi chất R-1234YF dạng lớn
Môi chất R-1234YF dạng lớn

Trong thời gian này, kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra rò rỉ phía sau quạt gió, nơi đặt dàn bay hơi phía trước bên trong cabin của xe. Một khi máy chẩn đoán đã xác định rằng không có rò rỉ trong hệ thống, nó sẽ hoàn thành việc nạp lại và thêm phần còn lại của môi chất làm lạnh R-1234YF vào hệ thống. Nếu phát hiện rò rỉ, máy sẽ cảnh báo kỹ thuật viên để xác định vị trí và sửa chữa rò rỉ trước khi tiến hành. Điều này ngăn ngừa sự thất thoát chất làm lạnh không cần thiết và tốn kém.

Chú ý:

  • Không được trộn lẫn các môi chất làm lạnh lại với nhau.
  • Chỉ sử dụng đúng loại môi chất làm lạnh được nhà sản xuất thiết kế cho hệ thống điều hoà của xe.

4. Ưu nhược điểm của môi chất làm lạnh mới R-1234YF?

a. Ưu điểm khi có hệ thống đáp ứng môi chất làm lạnh R-1234yf mới:

  • Ưu điểm: Hệ thống này được thiết kế để rất hiệu quả, có khả năng rò rỉ thấp và không yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên. Môi chất R-1234YF trên hệ thống này có khả năng làm mát mạnh hơn.

b. Nhược điểm khi trang bị môi chất làm lạnh R-1234YF:

  • Hệ thống R-1234yf yêu cầu máy chuyên dụng có tiêu chuẩn SAE mới: Những máy mới này thường có khả năng phát hiện chất làm lạnh nào có mặt trong hệ thống. Chúng yêu cầu các quy trình lâu hơn để hút chân không và nhận dạng trước khi có thể tiến hành dịch vụ.
  • Đừng nạp quá nhiều xe với những hệ thống mới hơn này: Những phương tiện này có sức chứa rất, rất nhỏ. Ví dụ, một số Fiats chỉ sử dụng 1,6 oz. tổng cho dầu và chất làm lạnh.
  • Khoảng thời gian bảo dưỡng của hệ thống A/C thấp: Trung bình tối thiểu bảo dưỡng định kỳ là 2 năm hoặc sau mỗi 10.000km.
  • R-1234yf yêu cầu loại chất bôi trơn máy nén tương thích để sử dụng hiệu quả: Một số loại chất bôi trơn như PAG, PVE và POE cũng tương thích ngược với R-134a.
  • Không nên trộn lẫn R-134a và R-1234yf: Trong một số trường hợp, việc trộn lẫn có thể là gây hại cho hệ thống điều hoà và cho môi trường.
  • R-1234yf rất dễ ăn mòn: Chỉ những chất bôi trơn sạch, đúng quy định mới có thể bảo vệ hệ thống.
  • Chi phí cao hơn và phức tạp hơn để bảo dưỡng: Chất làm lạnh mới R-1234YF có giá cao hơn R-134a khoảng 15 lần. Xe trung bình sử dụng khoảng 1 – 1,5 kg.
  • R-1234YF rất dễ cháy: Tuy nhiên, nó sẽ không bốc cháy nếu không có nguồn nhiệt lớn hơn 1650 độ F (khoảng 899 độ C). Theo SAE, chất làm lạnh này vẫn rất an toàn cho hành khách sử dụng. Nguy cơ hỏa hoạn thấp trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc rò rỉ chất làm lạnh vào khu vực cabin.

5. So sánh thông số kỹ thuật với các loại môi chất khác?


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác