T.H - Theo rxmechanic

Nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh

(News.oto-hui.com) – Một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất là khi nhấn bàn đạp phanh và nhận thấy bàn đạp phanh đi kịch xuống sàn nhưng xe vẫn không giảm tốc độ ngay, mà diễn ra rất chậm. Tình trạng này không chỉ xấu mà còn rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vậy nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh?

Nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh?
Nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh?

Hệ thống cấu tạo phanh ô tô bắt đầu từ xy lanh chính:

  • Lực đạp phanh đẩy pít tông di chuyển, nén dầu lại.
  • Áp suất dầu sẽ sinh ra và kích hoạt má phanh và đĩa phanh ép bánh xe hay guốc phanh vào tang trống.
  • Lực ma sát sẽ làm kìm bánh quay quay chậm lại và dừng hẳn.

Nếu bàn đạp phanh bị khựng, bị hụt sau khi đạp hoặc đạp thật sâu mà phanh vẫn chưa ăn hẳn hoặc lúc ăn lúc không ăn, thì bàn đạp phanh có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như (bụi bẩn, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu phanh, cơ cấu phanh bị hư hỏng, rò rỉ dầu, có không khí trong hệ thống phanh,…). Người lái đạp phanh rất dễ xảy ra hiện tượng mất phanh, không ăn phanh dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Tình huống nguy hiểm nhất là khi má phanh bị bắt cứng vào đĩa phanh, hệ thống thủy lực mất tác dụng đàn hồi nên không chân phanh không bật trở lại. Mặc dù phanh tay khi ấy là biện pháp tạm thời, thế nhưng chỉ được sử dụng khi tình thế bắt buộc.

Nếu xác định sớm được những nguyên nhân gây nên việc bàn đạp chân phanh bị thấp, việc kiểm tra, sửa chữa sẽ diễn ra nhanh hơn, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng xe.

I. Dưới đây là những nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và phanh bị hụt:

1. Mất / Thiếu dầu chân phanh:

Dầu phanh là một yếu tố rất quan trọng để tăng hoặc duy trì quá trình phanh với hiệu suất cao, liên tục trong một thời gian. Khi người lái nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp sẽ nén piston trong xi lanh phanh. Việc nén này làm tăng áp suất trong các đường ống dầu phanh làm cho dầu phanh di chuyển đến phanh đĩa. Do áp suất cao của dầu phanh, má phanh di chuyển và ép vào đĩa phanh. Điều này dẫn đến ma sát, khiến chiếc xe dừng lại.

Rò rỉ dầu phanh

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu có mất/rò rỉ thiếu dầu phanh nhiều?

  • Trong trường hợp này, sẽ không có bất kỳ áp lực nào trong bàn đạp phanh. Do đó, khi đạp hết bàn đạp phanh xuống sàn, chiếc xe sẽ không dừng lại hoặc sẽ chỉ giảm tốc rất nhẹ nhàng.

Nếu đã thay má phanh mới mà dầu phanh lại hết nhanh chóng, thì điều đó có nghĩa là hệ thống chân phanh đã bị rò rỉ, hở trên đường ống dầu phanh.

  • Kiểm tra ở các vị trí mối nối như vị trí đầu nối hoặc khu vực liên kết phần cố định và phần di động là những nơi dễ bị hở nhất.
  • Bên cạnh đó, hãy tìm vị trí rò rỉ xung quanh xilanh chính, trên đường ống dầu cũng như xilanh con tại bánh xe.

Nếu mức dầu thấp thì có thể là do có sự rò rỉ trong hệ thống và nó cần phải được phát hiện cũng như sửa chữa kịp thời. Châm thêm dầu cũng chỉ là tạm thời, không phải cách giải quyết tốt bởi mức dầu trong bình sẽ sớm tụt xuống và khiến phanh không ăn khi lái xe.

Đo mức dầu phanh
Đo mức dầu phanh

2. Xy lanh phanh chính bị hư hỏng:

Trong trường hợp bình thường, bàn đạp phanh được kết nối với xi lanh chính bằng một thanh đẩy. Xy lanh chính tạo ra áp suất thủy lực để kích hoạt phanh và đẩy dầu phanh ra bánh trước và sau.

Xy lanh chính
Xy lanh chính

Xy lanh chính phải được làm kín để giữ áp suất và sức mạnh, đẩy dầu phanh tới calipers. Nếu các gioăng cao su giữ dầu phanh bên trong bị mòn hoặc bị rách, nó sẽ dẫn đến rò rỉ bên trong, gây ra hiện tượng lọt bọt khí làm phanh hoạt động không tốt.

3. Bộ trợ lực phanh gặp vấn đề:

Nếu bàn đạp phanh đi hết xuống sàn nhưng xe vẫn chưa giảm tốc ngay, nó giảm rất chậm và rất nhẹ, rất có thể trợ lực phanh xảy ra vấn đề.

Bầu trợ lực phanh
Bầu trợ lực phanh

Bộ trợ lực được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xy lanh chính với nhiệm vụ giảm bớt đi sức phản lực của bàn đạp phanh, có nhiệm vụ khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, làm cho người lái xe đạp phanh sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà để dừng xe hệ thống phanh như má phanh sẽ ép vào đĩa phanh với một lực tối đa mà người tài xế không cần tác dụng một lực quá lớn lên bàn đạp.

Khi bộ trợ lực phanh bị lỗi, ta sẽ cảm thấy khoảng cách để dừng chiếc xe được tăng lên. Khi ấy, bàn đạp đi kịch hết xuống sàn mới có thể dừng xe hoàn toàn hoặc chỉ giúp xe giảm tốc nhẹ, không dừng hẳn ngay trong khoảng thời gian ngắn được.

4. Có không khí trong các dây dẫn dầu phanh, xy lanh phanh:

Một nguyên nhân khiến bàn đạp phanh bị thấp không thể không kể đến đó là khí lọt đường ống. Khi không khí chạy vào đường ống phanh mà bạn đạp phanh, đường ống sẽ bị nghẽn không khí mà làm dầu không thể dịch chuyển trong đường ống được. Để có thể khắc phục tình trạng này, cần phải xả gió ra trước.

Lưu ý, nên để ý kỹ các thứ tự xả gió:

  • Đầu tiên là chú ý đến bánh xe xa xy lanh chính nhất rồi mới tới các bánh gần xy lanh. Thông thường sẽ phải bắt đầu từ các bánh sau rồi mới tiến đến các bánh trước.
  • Các bánh sau thường có thiết kế để người dùng xe dễ dàng thực hiện quá trình xả gió cho xe, bởi ở bánh sau sẽ có một ốc xả gió và tương tự với bánh trước.

Sau khi đã xả gió xong, bàn đạp phanh sẽ trở nên cứng lại. Khi ấy, hãy lên xe chạy thử một vòng để có thể đánh giá lại độ cao bàn đạp phanh đã phù hợp hay chưa nhằm có những biện pháp nâng hạ chân phanh tốt nhất và hệ thống phanh có hoạt động chính xác mỗi khi ấn bàn đạp phanh hay không.

Ốc xả gió

5. Các cơ cấu phanh :

Điều kiện quan trọng để khi bắt đầu đạp phanh đó là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục, sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo, hiện tượng sẽ dẫn đến việc khi bánh quay, má phanh sẽ tuột hẳn vào trong.

Và khi ấy, dù người lái xe có đạp phanh sát sàn đi chăng nữa thì dầu phanh cũng không thể tạo đủ áp lực để bù vào nhằm kích hoạt lực ma sát ở má phanh được. Để xử lý nhanh tình huống này, người lái cần đạp nhồi nhiều lần liên tục để hệ thống đẩy được lượng dầu vào khe hở và kích hoạt ma sát.

Má phanh bị mòn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành trình bàn đạp phanh thấp, và bị hụt khi đạp phanh.

  • Khi đạp bàn đạp phanh, hệ thống thủy lực đẩy má phanh bám chặt vào đĩa phanh khiến xe chậm lại hoặc dừng ngay lập tức. Vì thế theo thời gian má phanh sẽ bị mòn và hiệu quả của việc làm chậm và hãm xe ngay lập tức bị giảm đi đáng kể.
Má phanh bị mòn
Má phanh bị mòn

Khi đạp phanh một lực mạnh mà thời gian xe dừng lâu hơn chứng tỏ má phanh đã bị mòn cần phải thay thế.

Phớt dầu pittông bị mòn hoặc hỏng cũng ảnh hưởng đến hành trình bàn đạp phanh.

Phớt dầu pittong bị mòn, hoặc nứt gây mất áp suất dầu phanh
Phớt dầu pittong bị mòn, hoặc nứt gây mất áp suất dầu phanh

II. Một số câu hỏi thường gặp:

1. Tại sao lại mất áp lực phanh khi khởi động xe?

Nếu xảy ra rò rỉ trên hệ thống phanh, tất nhiên xe sẽ bị mất áp suất phanh.

Nếu bàn đạp phanh đạp hết xuống sàn nhưng không bị rò rỉ, vấn đề có thể liên quan đến bộ trợ lực phanh.

2. Làm thế nào để nhận biết nếu bộ trợ lực phanh hoặc xylanh chính bị hỏng?

Có nhiều cách để xác định xylanh chính hoặc bộ trợ lực phanh hoạt động không tốt.

  • Cảm thấy khi ấn bàn đạp phanh rất nhẹ hoặc kiểm tra phát hiện thấy rò rỉ ở xy lanh chính.
  • Cảm thấy khó nhấn bàn đạp phanh (đạp rất cứng) hoặc động cơ bị khựng, bị dừng lại sau khi đạp phanh.

3. Tại sao phải đạp bàn đạp phanh đi sát xuống sau khi xả gió?

Bởi vì sau khi xả hết gió trong hệ thống phanh, ta phải ấn mạnh bàn đạp phanh xuống để giữ áp suất trở lại đường phanh.

4. Có nên phanh bằng động cơ khi đang chạy hay không?

Không nên, phanh bằng động cơ chỉ nên được thực hiện khi động cơ tắt, dừng hẳn.

5. Tại sao khi đạp phanh thường hay bị rung giật bàn đạp?

Phanh đĩa mòn không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự rung giật này. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh làm cho tài xế có thể cảm nhận sự rung giật thông qua bàn đạp.

  • Bụi bẩn và gỉ sét trên đĩa phanh cũng có thể gây rung động nhỏ.
  • Độ mòn bề mặt không đều của đĩa phanh.
  • Đĩa phanh bị vênh.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác