Thanh Nam

Hướng dẫn đọc và hiểu mã lỗi trên máy chẩn đoán OBD

(News.oto-hui.com) – Một ngày nào đó khi bạn đang tận hưởng những cung đường tuyệt vời cùng với chiếc xe của bạn thì bỗng nhiên bạn thấy đèn báo “Check Engine” trên đồng hồ taplo bật sáng. Khi đó bạn thì thắc mắc nó là gì và tại sao nó lại xuất hiện. Đừng lo lắng về điều này, với một thiết bị đọc hiểu mã lỗi trên máy chẩn đoán OBD nhỏ gọn trên tay, ban sẽ hiểu tại sao đèn “ Check engine” lại bật sang và biết được sự cố lỗi đến từ đâu.

Phần 1: Lấy mã lỗi

1. Máy chẩn đoán OBD mã lỗi của hệ thống OBD-II.

Ở Việt Nam bạn có thể tìm hiểu hoặc tự trang bị cho mình một thiết bị đọc lỗi ô tô từ các đơn vị cung cấp thiết bị đọc lỗi. Nếu điện thoại của bạn có kết nối bluetooth thì bạn có thể tải ứng dụng và mua thêm một đầu đọc lỗi nhỏ gọn như ELM 327 hoặc iOBD II để đọc được mã lỗi ngay trên điện thoại.

  • Nếu xe của bạn sản xuất trước năm 1996 thì bạn có thể truy xuất lỗi thủ công tùy thuộc vào từng hãng xe.
  • Nếu xe của bạn từ đời 1996 trở về sau, khi đó hệ thống tự chẩn đoán OBD-II trên sẽ theo dõi hiệu suất làm việc của động cơ và hệ thống kiểm soát khí thải. Đèn “Check Engine” hay còn gọi là đèn báo lỗi sẽ bật sáng bất cứ khi nào có sự cố xảy ra trên hệ thống động cơ và thông qua thiết bị đọc lỗi bạn có thể truy xuất được lỗi của xe.

2. Xác định vị trí giắc chẩn đoán trên xe của bạn.

Giắc chẩn đoán OBD II thường là một giắc hình thang 16 chân, thường nằm phía bên tay trái bên dưới taplo và gần khu vực chân ga. Nếu bạn không tìm được thì có thể tra cứu trên mạng hoặc tra cứu cẩm nang sửa chữa xe.

3. Kết nối giắc cắm máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán (DLC) trên xe.

Kết nối giắc cắm của thiết bị đọc lỗi máy chẩn đoán OBD với giắc chẩn đoán trên xe. Bật chìa khóa ON nhưng không khởi động xe. Chỉ cần lựa chọn xe trên màn hình chẩn đoán và một vài thông tin lựa chọn khác nếu có thì thiêt bị sẽ tự động kết nối với hộp ECU của động cơ.

  • Nếu thiết bị không kết nối được thì bạn nên kiểm tra lại giắc chẩn đoán có thể bị lỏng.
  • Nếu màn hình vẫn không xuất hiện gì thì bạn nên kiểm tra lại nguồn điện cấp cho giắc chẩn đoán thông thường đối với giắc OBD-II 16 chân thì chân 4,5 (-) chân 16 (+).

4. Nhập thông tin về xe của bạn.

Đối với một số thiết bị chẩn đoán cần nhập số VIN. Một số thiết bị khác yêu cầu nhập mã động cơ.

5. Chọn menu

Sau khi thiết bị đã hoàn thành việc khởi động, bạn sẽ chọn menu. Tùy vào năm sản xuất xe và loại thiết bị bạn đang sử dụng, mà menu sẽ hiển thị các mục như Engine/Powertrain (Động cơ/Hệ thống truyền lực), Transmission (Hộp số), Airbag (Túi khí), Brakes (Hệ thống phanh.vv… Khi bạn chọn một trong các hệ thống trên, máy sẽ kiểm tra và đưa ra kết quả lỗi đọc được từ hộp ECU. Thông thường có hai loại mã lỗi là: Mã lỗi hiện tại (Active Code) và mã lỗi đang chờ (Pending Code).

  • Active code là mã lỗi mà đang xảy ra và làm cho đèn “Check engine” bật sáng.
  • Pending Code là mã lỗi khi hệ thống tự chẩn đoán phát hiện lỗi trong việc giám sát hệ thống khí thải ít nhất một lần và nếu hệ thống lỗi trở lại thì đèn “Check Engine” sẽ bật sáng và sự cố sẽ trở thành mã lỗi Active codes.

Phần 2: Tìm hiểu chi tiết về mã lỗi

1. Ý nghĩa của các chữ cái.

Mã lỗi thường bắt đầu bằng một chữ cái. Chữ cái này thường là tên của hệ thống mà bạn đang kiểm tra lỗi. Dưới đây là một số chữ cái hay xuất hiện:

  • P-Powertrain (Hệ thống truyền lực): Bao gồm các lỗi về động cơ, hộp số, hệ thống nhiên liệu, đánh lửa, khí thải. Đây là kiểu mã lỗi rộng nhất.
  • B-Body (Thân xe): Bao gồm các lỗi về túi khí, dây đai an toàn, điều khiển ghế ngồi.
  • C-Chassis (Khung gầm): Bao gồm các lỗi về ABS, dầu thắng, cầu xe và các hệ thống khác.
  • U-Undefined (Không định nghĩa hệ thống): Lỗi hệ thống mạng giao tiếp.

2. Ý nghĩa của các chữ số.

P0xxx, P2xxx, and P3xxx là các mã lỗi chung áp dụng cho tất cả các dòng xe trên thế giới chuẩn OBD II. Mã lỗi dạng P1xxx mã lỗi nhà máy, thường xuất hiện trên các dòng xe như Honda, Ford, Toyota, chữ số thứ hai cho biết lỗi nằm ở hệ thống nào, ví dụ như P07xx là mã lỗi liên quan đến hộp số.

Hai chữ số cuối cho bạn biết cụ thể tên lỗi là gì. Bạn có thể tra cứu thông tin lỗi từ các trang web trên mạng hoặc thông qua ứng dụng OBD DTC library phiên bản tiếng việt.

3. Cách đọc một mã lỗi thực tế.

P0301 là mã lỗi cho biết bị chết máy số 1. “P” chỉ ra mã lỗi nằm ở hệ thống truyền lực, “0” cho biết đây là một mã lỗi thông dụng, số “3” cho biết mã lỗi nằm ở hệ thống đánh lửa.

  • “01” cho biết vấn đề nằm ở xylanh, máy số 1 không có đánh lửa. Có thể là do bugi, dây cao áp, bôbin đánh lửa hoặc mất nén trong buồng đốt.
  • Mã lỗi không chỉ cụ thể bộ phận nào bị hư hỏng, mà chỉ đưa ra các hệ thống bị lỗi, từ đó giúp cho người thợ khoanh vùng được khu vực cần kiểm tra, rút ngắn thời gian sửa chữa.

4. Chẩn đoán xe của bạn.

Để chẩn đoán chính xác lỗi bằng máy OBD-II thì bạn cần thực hành nhiều với máy chẩn đoán. Ví dụ bình ắc quy bị yếu hay máy phát hư hỏng có thể tạo ra nhiều mã lỗi. Vì vậy trước khi tiến hành sửa chữa bạn nên nhớ rằng thiết chẩn đoán không chỉ cho bạn chi tiết nào cần thay thế. Nếu bạn không chắc chắn với việc mình đang làm, hãy mang xe tới gara uy tín hoặc hãng xe để được chẩn đoán chính xác hơn.

5. Xóa đặt lại đèn “Check engine”.

Nếu bạn đã sửa chữa xong sự cố hoặc đơn giản là không muốn nhìn thấy đèn “Check engine” thì bạn có thể tắt nó đi bằng cách xóa lỗi thông qua thiết bị đọc lỗi OBD-II bằng cách chọn mục xóa lỗi “Ẻrase codes”.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác