Nguồn: itstillruns

Dấu hiệu nhận biết bộ vi sai hư hỏng

(News.oto-hui.com) – Bộ vi sai là một chi tiết quan trọng trong hệ thống truyền lực của ô tô. Nó có nhiệm vụ phân chia mô men xoắn đến từng bánh xe, nhất là khi xe vào cua. Bộ vi sai hoạt động như một bộ giảm tốc cuối cùng trên đường đi của công suất trước khi mô men đến với các bánh xe. Vì vậy, khi có một bộ phận nào đó bên trong bộ vi sai hư hỏng sẽ khiến hoạt động của xe bị ảnh hưởng.

Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để biết liệu bộ vi sai có hư hỏng không.

1. Tiếng khua khi xe chuyển động:

Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu giống như các chi tiết kim loại ma sát với nhau hoặc những tiếng rú. Đó có thể là do các chi tiết chuyển động như bánh răng vành chậu hay bánh răng cùi thơm bị mòn hay mẻ. Ngoài ra, các ổ bi đỡ trong bộ vi sai hay bán trục cũng gây ra những tiếng kêu tương tự.

 Các bánh răng vi sai bị mòn
 Các bánh răng vi sai bị mòn

2. Xe bị rung khi di chuyển:

Có nhiều nguyên nhân khiến xe rung động khi di chuyển và bộ vi sai hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các bán trục thường ăn khớp với bánh răng trong bộ vi sai bằng ăn khớp then hoa. Khi các then hoa bị sứt mẻ vì một lý do nào đó nó sẽ khiến chuyển động của bán trục không ổn định, dẫn đến rung động.

Bánh răng cùi thơm bị mòn
Bánh răng cùi thơm bị mòn

3. Rò rỉ dầu bộ vi sai:

Bộ vi sai là một chi tiết chuyển động nên nó sẽ sinh ra nhiệt do quá trình ma sát giữa các bánh răng vì vậy dầu bôi trơn được sử dụng để hạn chế điều này. Ở đầu bánh răng cùi thơm sẽ có phốt làm kín, dầu thường rò rỉ ở bộ phận này do phốt làm kín bị rách. Ngoài ra, dầu còn có thể đi theo đường của các bán trục phía bánh xe, nếu phốt làm kín ở hai đầu bán trục không tốt.

Rò rỉ dầu bôi trơn bộ vi sai
Rò rỉ dầu bôi trơn bộ vi sai

4. Xe khó di chuyển lúc mới vào số:

Đây cũng có thể là điều bạn sẽ cảm thấy khi bộ vi sai bị hư hỏng. Khi mới vào số và đạp ga bạn sẽ cảm thấy xe khó di chuyển hơn bình thường. Có thể sự ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu đã bị sai lệch, các ổ bi bị ép quá mức nên khiến bánh răng vành chậu khó quay hơn. Hoặc một trong 2 bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa bị mẻ.

Hư hỏng bánh răng vành chậu
Hư hỏng bánh răng vành chậu

Như vậy, việc chú ý tới những biểu hiện nhỏ khi lái xe không chỉ giúp bạn phát hiện sớm những hư hỏng mà còn ngăn ngừa những hư hỏng xảy ra.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác