Tiến Lợi - Tổng hợp

Cấu tạo của các lớp sơn ô tô?

(News.oto-hui.com) – Sơn ô tô là một trong những tiêu chí đánh giá ngoại thất ô tô trực quan nhất. Với mỗi hãng khác nhau, màu sơn, chất lượng sơn có thể khác nhau nhưng về bản chất, kết cấu các lớp sơn đều dựa trên một nguyên tắc chung.

Sơn ô tô là một lớp hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ được phủ lên bề mặt kim loại của ô tô, nhắm mục đích bảo vệ bề mặt ô tô khỏi những tác nhân hóa học hay vật lý bên ngoài.

1. Kết cấu các lớp sơn ô tô:

Ô tô thông thường có 4 lớp sơn, tính từ bề mặt kim loại ra ngoài lần lượt là: sơn điện ly ED (Electrocoat), sơn lót (primer), sơn màu (basecoat) và cuối cùng là lớp bóng (clearcoat) để bảo vệ.

a, Sơn điện ly (Electrocoat):

Xem thêm bài viết : Công nghệ sơn điện ly trên ô tô

Về cơ bản, lớp sơn điện ly là lớp sơn vững chắc, bền bỉ và phủ lên mọi ngóc ngách của bền mặt khung vỏ, giúp bảo vể bề mặt kim loại khỏi những tác nhân hóa học ăn mòn.

b. Sơn lót (Primer):

Sau khi được phủ lớp sơn điện ly, bề mặt sau khung vỏ có thể có những khuyết điểm và không đồng đều bề mặt. Lớp sơn lót giúp che phủ khuyết điểm đó, làm bằng mặt phẳng sơn điện ly giúp bám các lớp sơn sau tốt hơn và bề mặt vỏ được mịn màng hơn.

Nguyên nhân thứ 2 cần có sơn lót là ở lớp sơn tiếp theo có những mảnh ngọc trai, mảnh kim loại, có thể làm ảnh hưởng tới lớp sơn ED và bề mặt kim loại. Sơn lót có kết cấu đàn hồi hấp thu lực tác động, ngăn không cho các phoi kim loại, ngọc trai đâm thủng và ảnh hưởng tới lớp sơn ED và bề mặt kim loại.

c. Sơn màu (basecoat):

Đây là lớp sơn tạo nên màu sắc cho những chiếc xe. Những hoa văn đặc thương hiệu hay những kiểu sơn classic đều từ lớp sơn này mà ra. Để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, lớp sơn này có những tính chất như có độ bóng nhất định, tương phản với ánh sáng và chịu được nhiệt độ khi xe để ngoài trời nắng.

Khi cần những lấp lánh hay tương phản đặc biệt, người ta trộn thêm phoi ngọc trai, mảnh kim loại và thuốc màu trộn cùng sơn này theo tỷ lệ nhất định của từng hãng rồi phun lên bề mặt khung vỏ.

Với cùng 1 màu sơn, khi cho thêm phụ gia là những mảnh kim loại (hình b) hay những mảnh ngọc trai (hình c), màu sắc và độ tương phản của sơn ô tô khác nhau rõ rệt.
Một chiếc Lamborghini Huracan LP610-4 được trộn thêm rất nhiều mảnh kim loại và mảnh ngọc trai vào sơn màu trở nên vô cùng bắt mắt

d. Sơn bóng (clearcoat):

Đây là lớp sơn ngoài cũng trên khung vỏ ô tô. Lớp sơn bóng có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa của môi trường lên các lớp sơn phía trong, ngăn ngừa ảnh hưởng của tia cực tím làm hỏng lớp sơn màu và cuối cùng là làm tăng độ bóng cho ô tô. Để tăng hiệu quả bảo vệ sơn, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp bảo vệ sơn xe hàng đầu hiện nay như phủ Ceramic hay dán PPF ô tô.

2. Chiều dày từng lớp sơn ô tô và ảnh hưởng vật lý từ bên ngoài:

Tổng 4 lớp sơn xe có chiều dày vào khoảng 0,1mm. Để dễ hình dung, bề giày của 1 tờ giấy A4 tiêu chuẩn vào khoảng 0,05mm, tức là cả 4 lớp sơn của xe chỉ giày như 2 tờ giấy a4 ghép chặt với nhau.

sơn xe ô tô
Chiều dày các lớp sơn xe ô tô
Metallic flakes: mảnh kim loại
Pearlescent flakes: mảnh ngọc trai
Pigment: tinh thể thuốc màu

Với chiều dày các lớp lần lượt là:

  • Sơn ED: 18 μm
  • Sơn lót: 30 μm
  • Sơn màu: 15 μm
  • Sơn bóng: 45 μm

với 1 μm = 0,001 mm.

Các tác nhân vật lý như cào chìa khóa, va chạm giao thông nhẹ, hay thậm chí là rửa xe với vòi áp suất cao cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến các lớp sơn ô tô.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác