Theo Báo Dân Việt

Các Shark từ chối startup rửa xe ô tô của CEO Hàn Quốc: ‘Đốt tiền mà không có lãi’

(News.oto-hui.com) – Trong Chương trình Shark Tank Việt Nam mới đây, một người Startup rửa xe ô tô công nghệ đến từ Hàn Quốc là Tim Lee (Giám đốc điều hành & nhà sáng lập của Carrect) đã bị nhiều Shark từ chối đầu tư vì kế hoạch “đốt tiền mà không có lãi”. CEO người Hàn Quốc này đã kêu gọi đầu tư 400.000 USD đổi lấy 13% cổ phần của công ty. Vậy, công nghệ và kế hoạch trên có gì mâu thuẫn khiến các Shark không tin tưởng?

Theo tìm hiểu, Carrect là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc xe hơi cao cấp. Không chỉ cung cấp dịch vụ rửa xe, startup này còn thay dầu động cơ, thay pin. Cùng với đó, Carrect phát triển ứng dụng báo giá AI để khách hàng có thể ước tính mức giá trong vòng 5 giây.

Giới thiệu về dịch vụ rửa xe của Carrect (Video nằm ở phía bên dưới bài viết), Tim Lee cho biết doanh nghiệp này đang sử dụng công nghệ Nano để có thể hấp thụ bụi bẩn. Dịch vụ của Carrect có giá khoảng 250.000Đ và chỉ cần khoảng 2 lít nước, tùy vào kích thước của xe. “Chúng tôi tiết kiệm ít nhất 100 lít mỗi lần rửa xe”, Tim Lee khẳng định. Carrect đã thực hiện dịch vụ cho 10.000 chiếc ô tô tại Việt Nam và chưa hề nhận phải sự khiếu nại nào. 

Tim Lee là Giám đốc điều hành & nhà sáng lập của Carrect. Ảnh: Shark Tank
Tim Lee là Giám đốc điều hành & nhà sáng lập của Carrect. Ảnh: Shark Tank

Theo giới thiệu của Tim Lee, tại Hàn Quốc, dịch vụ này rất phổ biến. Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Dubai, Ý, Nhật Bản, nhiều mô hình kinh doanh tương tự đã thành công. Gần đây, một công ty ở Indonesia đã huy động đầu tư với mức định giá hơn 10 triệu USD. Tim Lee tự tin rằng dịch vụ của mình có thể tiếp cận các nước ASEAN khác nhanh hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào bởi gần đây Carrect đã có một đồng sáng lập mới hoạt động dựa trên công nghệ.

Tim Lee lớn lên ở Thung lũng Silicon, làm trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô trong vòng 2 năm khi đi nghĩa vụ ở Hàn Quốc. Chính vì vậy, anh biết nhiều về bảo trì các thiết bị kỹ thuật ô tô. Anh có bằng cử nhân ở Mỹ và tốt nghiệp thạc sĩ MBA tại Hàn Quốc. Anh có nền tảng về tiếp thị và từng đến hơn 40 quốc gia để thực hiện chiến dịch tiếp thị online (trực tuyến) và offline (trực tiếp). 

Cách đây 3 năm, Tim Lee đến Việt Nam. Tin rằng Việt Nam sẽ là Thung lũng Silicon thứ hai, anh khởi nghiệp với Carrect tại Hà Nội và bắt đầu khám phá các nước ASEAN.

Tim Lee kể lại: “Ngay từ đầu tôi đã không nhận được quá nhiều sự ủng hộ từ bạn bè của mình. Họ không tin rằng công việc kinh doanh của chúng tôi có thể thành công. Nhưng bằng việc thực hiện với niềm đam mê và nhiệt huyết của mình, tôi đã có hơn 10.000 khách hàng”.

Nói sâu hơn về tình hình hoạt động của công ty, Tim Lee cho biết Carrect vừa kết thúc cuộc thảo luận cách đây 6 tháng từ doanh nghiệp địa phương Việt Nam và Quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Mục tiêu trong năm nay của Carrect là có ít nhất 10 MOU (Memorandum of understanding – Biên bản ghi nhớ) với các đối tác doanh nghiệp và đã có 6 MOU được thực hiện. Ngoài ra, Carrect cũng đặt mục tiêu có ít nhất 10.000 giao dịch liên tiếp diễn ra tại TP. HCM và Hà Nội.

Trước đây, Tim Lee đã huy động đầu tư được 400.000 USD. Ngoài ra, anh cũng có một khoản tiền dự phòng từ Trung tâm Khởi nghiệp Hàn Quốc thuộc Chính phủ Hàn Quốc. Trung tâm này đã cho anh 100.000 USD để thúc đẩy thị trường ASEAN.

Shark Louis thắc mắc về kế hoạch để Carrect đạt được mục tiêu 1 triệu USD doanh thu trong 2022. Ông cũng đặt câu hỏi về việc startup huy động vốn trong giai đoạn này có quá sớm hay không.

Tim Lee cho biết anh có chiến lược tiếp thị tự động, có MOU với proptech (công nghệ bất động sản), insurtech (bảo hiểm công nghệ) và hiện có 5 triệu MOU. 

“Chúng tôi đang tạo ra một hệ thống sinh thái mà chúng tôi có thể mang lại: “mua xe, check xe, chăm sóc xe””, Tim Lee cho biết.

Khi Shark Linh đặt câu hỏi về việc mở rộng dịch vụ, Tim Lee cho biết mỗi năm có 300.000 ô tô bán ra và Việt Nam đã có 6 triệu ô tô được đăng ký. “Tôi tin rằng sau 10 năm quý báu của tôi ở Việt Nam, chắc chắn số lượng ô tô sẽ tăng lên. Và hầu hết các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) chọn xe điện tử. Tôi tin rằng một số loại xe chạy bằng động cơ đó sẽ đến đây hoặc các nước ASEAN và tôi muốn nắm lấy cơ hội đó”, Tim Lee chia sẻ. 

Hiện tại, Carrect đang tập trung 60% vào hình thức B2B (Business to Business – Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp) và 30% B2C (Business to Consumer – Doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng) về rửa xe thay dầu động cơ và thay pin. Khi có xe điện, Carrect có thể mở rộng cung cấp hệ thống sạc trong khi rửa xe.

Ưu tiên hàng đầu của Startup này hiện nay là thực hiện nhiều MOU với các đối tác doanh nghiệp. Ưu tiên thứ hai là mở rộng sang quốc gia khác. Tim Lee cho biết, anh là thành viên của Block71 và Global Venture Capital. Do đó anh có nhiều kết nối trong thị trường ASEAN để có thể mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau.

Startup rửa xe ô tô công nghệ cao đã bị nhiều Shark thẳng thừng từ chối.
Startup rửa xe ô tô công nghệ cao đã bị nhiều Shark thẳng thừng từ chối.

Về đào tạo kỹ thuật viên, Carrect có 2 tháng đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Ngoài ra doanh nghiệp này cũng có đào tạo cử nhân. Carrect có 6 cấp độ khác nhau dành cho kỹ thuật viên. Khi họ đạt được cấp độ 1, họ có thể tự làm chủ cửa hàng với thương hiệu Carrect.

Năm 2021, doanh thu của Carrect là 200.000 USD. Năm 2022, doanh nghiệp này kỳ vọng kiếm được 1 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào từng dịch vụ.

Khi Shark Louis đặt câu hỏi chi tiết hơn về lỗ lãi thực tế, Tim Lee cho biết năm 2021, lợi nhuận của Carrect là 100.000 USD, lỗ 120.000 USD. Năm 2022, Startup muốn có gần 800.000 USD nhưng lỗ 400.000 USD.

“Bạn đang làm tôi rối đấy. Bạn đã có doanh thu 1 triệu USD, nhưng bạn nói rằng bạn muốn có 800.000 USD. Bạn phải rất dứt khoát và chắc chắn. Bạn là CEO, bạn phải cho tôi biết lợi nhuận ròng hoặc lỗ ròng ước tính năm 2022 của bạn là bao nhiêu. Đừng nói về con số bạn muốn, hãy nói về con số bạn ước tính”, Shark Louis bày tỏ.

Đáp lại, Tim Lee cho biết đến nay, anh có doanh thu gần 300.000 USD. Doanh thu cả năm sẽ là 1 triệu USD và lợi nhuận là 350.000 USD. Tỷ lệ “đốt” tiền gần 30%.

Không đồng tình với cách nhận định này, Shark Linh phân tích: “Nếu bạn có lợi nhuận tức là bạn không có tỷ lệ “đốt” tiền. Bạn chỉ “đốt” tiền nếu bạn có lợi nhuận âm”.

Có đôi chút bối rối trong tính toán nhưng Tim Lee cũng cho biết, hiện tại Carrect đang có lợi nhuận âm, lỗ 40% trên 1 triệu USD.

Shark Liên đặt câu hỏi về sản phẩm cốt lõi mang đến nhiều doanh thu nhất cho Carrect, Tim Lee cho biết đó là rửa xe. Carrect hiện có gần 25 kỹ thuật viên rửa xe, mỗi người có thể rửa được 6 chiếc ô tô mỗi ngày. 

Điều này khiến Shark Liên thắc mắc: “Các bạn chỉ là lấy công làm lãi. Tại sao lại lỗ được”.

Shark Hưng tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu về cơ cấu chi phí của Startup. Tim Lee cho biết với mục tiêu doanh thu 1 triệu USD, Carrect cần khoảng 70 kỹ thuật viên lành nghề. 

“Doanh thu 1 triệu USD vẫn lỗ đúng không? Vậy điểm hòa vốn là gì?”, Shark Hưng hỏi.

Tim Lee chia sẻ, với 400.000 USD huy động được trong Shark Tank, anh sẽ dùng trong 1 năm tới. Sau đó, Carrect sẵn sàng chi tiêu ở Malaysia và Singapore, anh sẽ không cần gây quỹ nữa. 

“Một khi tôi huy động được 400.000 trong Shark Tank, chúng tôi sẽ dùng chúng chỉ trong 1 năm tới. Và sau đó chúng tôi sẵn sàng hoàn toàn bằng việc chi tiêu ở Malaysia và Singapore. Tôi không cần gây quỹ nữa hoặc tôi muốn có một hình thức tiếp tục tạo ra doanh thu. Vì vậy, tại thời điểm này, tôi không thể nói được ngày chính xác có thể đạt đến điểm hòa vốn”, Tim Lee chia sẻ.

Shark Hưng hỏi tiếp: “Bạn có thể đạt được bao nhiêu doanh thu để đạt đến điểm hòa vốn?” và Tim Lee trả lời anh cần 16 tháng. 

Shark Linh tìm hiểu xem Startup có nhân viên tài chính trong đội ngũ vận hành hay không. Tim Lee cho biết, Carrect có kế toán. Tuy nhiên hầu hết các công việc tài chính sẽ do anh kiểm soát.

Shark Liên là người đầu tiên chốt deal. Bà cho rằng Startup chỉ lấy công kiếm lời thì chẳng có nghĩa lý gì để bị lỗ. Chia sẻ rằng startup không có kế hoạch gì để bà có thể tin tưởng đồng hành cùng nên bà từ chối đầu tư.

Shark Hưng bày tỏ sự lo lắng khi Startup tiếp cận khách hàng bằng ứng dụng. Ông phân tích nếu tần suất truy cập ít hơn một lần mỗi tuần, họ sẽ không cần đến ứng dụng. Ngoài ra, Shark Hưng cũng lo lắng khi Startup nêu ra hiệu quả tài chính không rõ ràng. “Làm sao tôi có thể đầu tư nếu bạn vẫn đang đốt tiền mà không có lãi?”, Shark Hưng nói và từ chối đầu tư. 

Shark Linh cũng từ chối đầu tư. Bà chia sẻ vấn đề mà Startup đang gặp phải là ở đội ngũ. Bà khuyên Tim Lee nên xem xét về đội ngũ làm việc của mình để tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực còn thiếu. 

Về phía Shark Bình, ông phân tích quy mô thị trường của Carrect khá hẹp. Ông khuyên Startup nên tập trung vào thị trường cao cấp bởi giá dịch vụ của Startup đang gấp 5 lần so với dịch vụ chăm sóc xe truyền thống. Vì tần suất lặp lại sử dụng dịch vụ của khách hàng thấp làm mô hình doanh thu không hấp dẫn nên Shark Bình từ chối đầu tư cho Startup này.

Còn lại Shark Louis, ông nhận định Tim Lee chưa sẵn sàng với lĩnh vực tài chính. “Bạn nói rằng bạn xử lý tài chính nhưng bạn không biết dự báo lỗ lãi. Bạn không thể bảo vệ định giá của mình và những thứ tương tự. Vì vậy đó là vấn đề”, Shark Louis chia sẻ và cũng quyết định không đầu tư.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác