Theo automotivebros

Van điều áp nhiên liệu làm việc như thế nào?

(News.oto-hui.com) – Van điều áp nhiên liệu (Fuel Pressure Regulator) là một chi tiết quan trọng trên các xe hơi ngày nay. Nếu không có nó hệ thống nhiên liệu sẽ không hoạt động chính xác. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lại cần van điều áp nhiên liệu và nếu không có van này thì chiếc xe sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này.

1. Van điều áp nhiên liệu:

Van điều áp nhiên liệu là một chi tiết kim loại có hình trụ và được gắn vào ống cấp nhiên liệu cho kim phun, ống này còn được gọi là ống chia. Chi tiết này có nhiệm vụ duy trì áp suất nhiên liệu ở mức chuẩn để động cơ hoạt động 1 cách mượt mà nhất.

Van điều áp nhiên liệu
Van điều áp nhiên liệu

Kim phun cần một áp suất nhiên liệu đủ lớn để khi nhiên liệu phun vào buồng đốt sẽ ở dạng tơi xốp và có thể bốc hơi để tham gia vào quá trình cháy một cách hiệu quả.

2. Hoạt động của van điều áp nhiên liệu:

Van điều áp nói chung có chức năng duy trì áp suất nhiên liệu trong ống chia là không đổi. Tùy theo loại động cơ, đời xe mà áp suất này có giá trị trong khoảng từ 2,9 đến 3,5 Kg/cm2. Nhằm bảo đảm lượng nhiên liệu phun ra, ECU điều khiển mở kim phun. Tuy nhiên nếu thông số áp suất nhiên liệu trong ống chia được duy trì ở một giá trị cố định không thay đổi thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa đủ.

Điều này được lý giải như sau: Chúng ta biết rằng lượng nhiên liệu phun ra ở kim phun phụ thuộc vào 3 yếu tố chính.

  • Tổng diện tích lỗ kim phun.
  • Độ chênh lệch áp suất xăng phía đầu vào và đầu ra của kim phun.
  • Thời gian mở kim phun.

Trong đó, tổng diện tích lỗ kim phun là không đổi, nó phụ thuộc vào loại kim phun cụ thể. Thời gian mở kim phun do ECU quyết định dựa trên các thông tin đầu vào do các cảm biến cung cấp.

Vậy độ chênh áp phụ thuộc như thế nào?

  • Độ chênh áp này phụ thuộc vào áp suất đầu vào của kim phun chính là áp suất nhiên liệu tại ống chia và áp suất đầu ra của kim phun chính là áp suất đường ống hút của động cơ. Trong đó, áp suất hút động cơ là một đại lượng thay đổi tùy thuộc vào chế độ làm việc của động cơ.

Nếu áp suất đầu ra này thay đổi mà áp suất đầu vào không đổi thì độ chênh áp bị thay đổi làm ảnh hưởng đến lượng xăng phun ra. Để khắc phục tình trạng này, ở bộ điều áp trong khoang chứa lò xo có một ống nối thông với họng hút động cơ nhằm điều chỉnh áp suất xăng trong ống chia thay đổi theo từng chế độ làm việc của động cơ.

3. Những dấu hiệu hư hỏng của van điều áp nhiên liệu:

3.1. Động cơ bị giảm công suất:

Van điều áp có nhiệm vụ điều khiển và duy trì áp suất của nhiên liệu trên đường ống rail sao cho áp suất nhiên liệu đạt mức phù hợp để có thể phun vào buồng đốt. Nếu van điều áp bị hư hỏng thì áp suất nhiên liệu sẽ không ổn định có thể quá cao hoặc quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng tới công suất động cơ. Động cơ sẽ bị giảm công suất và khó tăng tốc, đôi khi bị mất lửa.

3.2. Rò rỉ nhiên liệu:

Nếu màng cao su bên trong van điều áp nhiên liệu hay các vòng làm kín bị hư hỏng thì nhiên liệu có thể rò ra bên ngoài và làm giảm áp suất nhiên liệu. Điều này sẽ làm hỗn hợp hòa khí trở nên nghèo hơn, và có thể làm cho kim phun hoạt động không chính xác. Từ đó làm cho công suất cũng như hiệu suất động cơ giảm xuống, tiêu hao nhiên liêu cũng nhiều hơn.

Nếu van này bị rò rỉ thì dấu hiệu đầu tiên là bạn sẽ ngửi thấy mùi nhiên liệu.

3.3. Khói đen thoát ra từ ống xả:

Khói đen cũng là một dấu hiệu khi van điều áp nhiên liệu bị hư hỏng. Khi van điều áp bị hư hỏng bên trong thì nhiên liệu có thể được đưa vào động cơ nhiều hơn và khiến cho hỗn hợp hòa khí giàu dẫn đến hiện tượng khói đen do nhiên liệu cháy không hết.

  • Để chẩn đoán chính xác vấn đề này thì bạn cần mang xe tới garage để được kiểm tra và sửa chữa vì có quá nhiều nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.
3.4. Động cơ khó tăng tốc:

Van điều áp hư hỏng cũng sẽ khiến áp suất nhiên liệu không được duy trì và làm cho lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt không đủ để đáp ứng nhu cầu của động cơ. Điều này làm cho động cơ bị rung, tăng tốc yếu và không bốc.

4. Kết luận:

Qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu thêm về nhiệm vụ cũng như vai trò của van điều áp trong động cơ. Nếu thấy có những dấu hiệu hư hỏng giống như trên hãy mang xe tới garage để được kiểm tra cũng như sửa chữa vì van điều áp vô cùng quan trọng đối với động cơ.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác