Trạm sạc xe điện – Vũ khí giúp xe EV ‘cân bằng thế trận’ với xe ICE

(News.oto-hui.com) – Với xe dùng động cơ đốt trong (ICE), người lái có thể cân nhắc loại nhiên liệu phù hợp với nhu cầu như xăng sinh học hay xăng khoáng, lựa chọn chỉ số octan… Còn với xe EV, loại trạm sạc xe điện, chuẩn sạc và hình thức thanh toán là các vấn đề cần được quan tâm.

Trong bối cảnh xe điện ngày càng phổ biến trên thế giới và chuẩn bị xuất hiện rộng rãi tại Việt Nam vào cuối năm nay, người dùng ôtô truyền thống đã, đang và sẽ phải tìm hiểu về cách thức sạc pin để chuyển sang sử dụng loại phương tiện này hiệu quả.

Nhiều trạm sạc ôtô điện đang được xây dựng tại Việt Nam. Ảnh: VinFast.

Trạm sạc xe điện nên chọn loại thường hay loại sạc nhanh?

Khác với việc có nhiều điểm tiếp nhiên liệu như ôtô truyền thống, hệ thống mạng lưới trạm sạc đang ở giai đoạn phát triển khi làn sóng xe điện chỉ mới phát triển được khoảng 10 năm.

Đi cùng với việc sắp xếp lộ trình di chuyển hợp lý để có thể sạc pin khi cần thiết, người dùng xe điện còn phải xem xét cấp độ (level) của trạm sạc để biết được tốc độ, thời gian nạp năng lượng cho xe.

Hiện nay, các hãng xe điện triển khai hệ thống trạm sạc với nhiều tên gọi khác nhau nhưng có thể chia làm 3 nhóm chính dựa theo công suất, bao gồm thường, nhanh và siêu nhanh.

Trạm sạc chậm (Level 1): phù hợp để sử dụng khi đỗ xe kéo dài, từ khoảng 6-8 tiếng hoặc nhiều hơn. Dòng điện sạc có cường độ thấp, khoảng 1,2 đến 3 kW, khiến thời gian sạc đầy pin khá chậm, có thể kéo dài hàng giờ. Loại trạm sạc này thường được lắp đặt tại các bãi đỗ xe chung cư, hầm xe tòa nhà văn phòng, hoặc có thể trang bị ngay tại garage riêng để chủ xe sử dụng tại nhà.

Trạm sạc thường (Level 2): có thời gian sạc rút ngắn đáng kể so với trạm sạc thường, tùy theo công suất thiết kế và loại xe mà có thể nạp 80% dung lượng pin trong thời gian 30-120 phút. Nhờ đó, trạm sạc cấp độ 2 thích hợp để sử dụng khi đỗ xe tại trung tâm thương mại, bến xe hoặc các trạm nghỉ trên quốc lộ, giúp quãng đường di chuyển của ôtô điện được cải thiện.

Các trạm sạc Level 2 công suất 30-60 kW đang được VinFast xây dựng tại Việt Nam.
Các trạm sạc Level 2 công suất 30-60 kW đang được VinFast xây dựng tại Việt Nam.

Trạm sạc nhanh (Level 3): Đây sẽ là chìa khóa để giúp xe điện xóa bỏ bất lợi về thời gian chờ đợi nạp năng lượng trước ôtô truyền thống. Chẳng hạn với dòng điện lên đến 250 kW, một trạm sạc siêu nhanh của VinFast chỉ mất khoảng 20 phút để nạp đủ điện để VF e34 di chuyển được quãng đường 180 km.

Trên thế giới, đã có một vài công ty dịch vụ triển khai các trạm sạc siêu nhanh với dòng sạc lên đến 350 kW, chẳng hạn Ionity tại Anh quốc hay Electrify America tại Mỹ.

Xe điện sử dụng loại cổng sạc nào là tốt?

Do chưa có được một quy chuẩn thống nhất giữa các nhà sản xuất ôtô điện, trên thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại cổng sạc.

Đối với các trạm sạc Level 1 và 2, thông thường cổng sạc dùng chuẩn Type 1 hoặc Type 2, còn với trạm sạc nhanh cổng sạc có cấu tạo đa dạng hơn.

Ví dụ, các hãng xe Nhật Bản như Nissan, Mitsubishi, Toyota hay Subaru trang bị chuẩn kết nối CHAdeMO cho ôtô điện. Những nhà sản xuất Trung Quốc như BAIC, Chery, Geely, Dongfeng hay SAIC sử dụng chuẩn kết nối GB/T. Với Tesla, hãng xe điện này còn dùng riêng một chuẩn kết nối cho các trạm sạc siêu nhanh Supercharger.

Trong khi đó, những thương hiệu châu Âu gồm Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Porsche, Ford và BMW trang bị cổng sạc CCS (Combined Charging System), bao gồm đầu cắm Type 1 hoặc Type 2 kết hợp cùng 2 chân cắm cho dòng điện một chiều nhằm tăng tốc độ sạc cho pin. CCS2 và Type 2 cũng là loại cổng kết nối được VinFast sử dụng cho các trạm sạc tại Việt Nam.

Điều này ít nhiều khiến người dùng bị hạn chế trong việc tiếp cận được mạng lưới trạm sạc của các hãng xe khác, hoặc nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 nếu cổng sạc không tương thích với loại trang bị trên ôtô điện của mình.

Dù vậy, trong tương lai các công ty có thể sẽ ngồi lại với nhau để đưa ra một giải pháp tối ưu cho người dùng xe điện toàn cầu.

Hồi tháng 7, CEO của Tesla là Elon Musk đã lên tiếng về kế hoạch chia sẻ các trạm sạc siêu nhanh tại châu Âu cho những dòng ôtô điện khác thông qua cổng sạc CCS Combo 2.

Các loại cổng sạc phổ biến của ôtô điện. Ảnh: The Driven.
Các loại cổng sạc phổ biến của ôtô điện. Ảnh: The Driven.

Hình thức thanh toán chi phí sạc

Ở các Mỹ và các nước châu Âu, người dùng xe điện có thể thanh toán chi phí sử dụng trạm sạc bằng vài phương pháp khác nhau. Đi cùng với đó là mức phí tăng dần theo cấp độ trạm sạc, tốc độ càng nhanh thì giá sử dụng càng cao.

Phổ biến nhất hiện nay là sử dụng tài khoản đăng ký theo ứng dụng trên điện thoại thông minh. Mỗi người dùng sẽ nạp tiền vào tài khoản và thanh toán chi phí sạc theo dạng trả trước, tùy theo thời gian sử dụng và mức phí được quy định trước từ nhà sản xuất.

Ngoài trả trước thông qua ứng dụng, người dùng ôtô điện ở Mỹ có thể thanh toán tiền sạc bằng thẻ ngân hàng. Ảnh: Electrify America.
Ngoài trả trước thông qua ứng dụng, người dùng ôtô điện ở Mỹ có thể thanh toán tiền sạc bằng thẻ ngân hàng. Ảnh: Electrify America.

Số ít công ty cung cấp dịch vụ sạc ôtô điện có thêm tùy chọn trả bằng thẻ ngân hàng và không cần đăng ký trước tài khoản, tăng tính linh hoạt cho người dùng.

Bên cạnh đó, cũng có nơi tính cố định chi phí sử dụng trạm sạc theo lượt thay vì cho phép chủ xe trả theo lượng điện năng tiêu thụ.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác