Tiến Lợi - Theo giáo trình PGS. TS Phạm Minh Tuấn

Tìm hiểu về các hệ thống chính của bộ chế hòa khí trong động cơ đốt trong

(News.oto-hui.com) – Để đảm bảo cung cấp hỗn hợp phù hợp nhất với các chế độ làm việc của động cơ, nhà sản xuất đã chế tạo ra nhiều hệ thống chính của bộ chế hòa khí. Khi kết hợp lại với nhau, các hệ thống chính này đảm bảo cho động cơ vận hành một cách mượt mà, tiết kiệm và đạt hiệu suất cao nhất.

1. Hệ thống chính của bộ chế hoà khí:

Về cơ bản, nhiệm vụ của hệ thống chính của bộ chế hoà khí là cung cấp hỗn hợp cho động cơ làm việc kinh tế nhất trong vùng làm việc phổ biến của động cơ. Trên đường đặc tính lý tưởng của bộ chế hòa khí, hệ thống phun chính phải cung cấp hỗn hợp nhạt dần khi tải trọng tăng dần. Trong thực tế có nhiều loại hệ thống phun chính ở bộ chế hoà khí, phổ biến là một số loại được trình bày dưới đây:

Tham khảo thêm qua bài viết:
Tìm hiểu về đường đặc tính lý tưởng của bộ chế hòa khí trên ô tô

a. Hệ thống chính giảm độ chân không sau giclơ chính:

Hệ thống giảm độ chân không sau giclơ chính.
Hệ thống giảm độ chân không sau giclơ chính.

Ban đầu: hệ thống làm việc như bộ chế đơn giản, đó là khi bướm ga mở, không khí đi vào họng hút sẽ khiến chênh lệch áp suất Δph và xăng được hút vào, làm hỗn hợp đậm dần (giai đoạn a-b).

Đồng thời mặt thoáng y trong ống 3 giảm dần xuống. Khi y=H, một lượng không khí đột ngột đi qua giclo không khí 2 ra vòi phun làm cho lưu lượng nhiên liệu qua giclo 1 tăng đột ngột, hỗn hợp đậm lên đột ngột (giai đoạn b-c).

Từ đó trở đi, Δph tiếp tục tăng nhưng ảnh hưởng đến việc hút xăng qua giclo 1 giảm đi dẫn tới tốc độ tăng lưu lượng nhiên liệu giảm so với giai đoạn trước nên hỗn hợp nhạt dần (giai đoạn c-d)

b. Hệ thống chính có giclơ bổ sung:

Hệ thống chính sử dụng giclơ bổ sung
Hệ thống chính sử dụng giclơ bổ sung.

Thực chất hệ thống này có hai giclơ nhiên liệu tạo thành hai hệ thống độc lập cung cấp nhiên liệu vào trong họng khuếch tán:

  • Hệ thống thứ nhất: có thể coi như là hệ thống chính kiểu giảm độ chân không sau giclơ chính, bao gồm giclơ 1 (trên hình) với giclơ không khí có tiết diện vô cùng.
  • Hệ thống thứ hai với có giclơ số 2 (trên hình) là bộ chế hòa khí đơn giản. 

c. Hệ thống chính điều chỉnh độ chân không ở họng:

Hệ thống điều chỉnh độ chân không ở họng.
Hệ thống điều chỉnh độ chân không ở họng.

Khi bướm ga mở đến một mức độ nào đó nhằm tăng tải, độ chân không ở họng khuếch tán sẽ đủ lớn để mở các lá lò xo (hình a,c) hoặc van (hình b) nhằm bổ sung không khí và làm hỗn hợp nhạt đi, phù hợp với đặc tính của đường đặc tính lý tưởng của bộ chế hòa khí.

2. Hệ thống không tải đối với bộ chế hoà khí:

(1): Lỗ cung cấp khí hỗn hợp   (2): lỗ chuyển tiếp   (3): Vít điều chỉnh hỗn hợp   (4): ống hỗn hợp   (5): Giclơ không khí    (6): Giclơ nhiên liệu
(1): Lỗ cung cấp khí hỗn hợp (2): lỗ chuyển tiếp (3): Vít điều chỉnh hỗn hợp (4): ống hỗn hợp (5): Giclơ không khí (6): Giclơ nhiên liệu

Hệ thống không tải đảm bảo sao cho động cơ làm việc ổn định ở chế độ không tải. Khi này, bướm ga đóng kín, lưu lượng không khí qua họng khuếch tán nhỏ làm cho độ chân không tại đây nhỏ dẫn tới khả năng hút xăng và hoà trộn xăng với không khí kém.

Do đó hệ thống chính không có khả năng cung cấp hỗn hợp cho động cơ chạy không tải. Để động cơ hoạt động được, hệ thống không tải tận dụng độ chân không sau bướm ga lớn để hút xăng vào họng khuếch tán tạo điều kiện cho động cơ chạy không tải.

3. Hệ thống làm đậm hỗn hợp nhiên liệu trong bộ chế hoà khí:

Hệ thống làm đậm cung cấp thêm nhiên liệu làm đậm hỗn hợp để động cơ phát ra công suất cao hơn. Có hai phương pháp dẫn động hệ thống làm đậm là dẫn động cơ khí và dẫn động chân không.

a. Hệ thống làm đậm kiểu cơ khí:

Hệ thống của bộ chế hòa khí: Hệ thống làm đậm cơ khí.
Hệ thống của bộ chế hòa khí: Hệ thống làm đậm cơ khí.

Khi bướm ga mở đủ lớn, qua hệ thống đòn dẫn động 4, kim 3 được điều chỉnh nâng lên làm tăng tiết diện giclơ làm đậm 1 và bổ sung nhiên liệu làm đậm hỗn hợp.

Hệ thống làm đậm dẫn động kiểu cơ khí có ưu điểm lớn nhất là đơn giản, nhưng nhược điểm là thời điểm làm đậm hỗn hợp chỉ phụ thuộc vào độ mở bướm ga mà không phụ thuộc vào tốc độ vòng quay nên ảnh hưởng đến đặc tính tải của động cơ.

b. Hệ thống làm đậm kiểu chân không:

Hệ thống làm đậm kiểu chân không.
Hệ thống làm đậm kiểu chân không.

Khi bướm ga mở lớn, độ chân không sau bướm ga giảm, lò xo 7 đẩy piston 6 đi xuống thông qua hệ thống dẫn động 5. Từ đó nâng kim 4 lên, mở giclơ 2 cung cấp nhiên liệu làm đậm hỗn hợp.

Độ chân không sau bướm ga không chỉ phụ thuộc vào độ mở bướm ga mà còn phụ thuộc vào tốc độ vòng quay n của động cơ. Do đó hệ thống này khắc phục được nhược điểm của hệ thống làm đậm cơ khí, giúp tăng hiệu suất của động cơ và giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.

4. Hệ thống khởi động ở bộ chế hoà khí:

Khi khởi động, tốc độ vòng quay của động cơ rất nhỏ thường chỉ khoảng 50 đến 100 v/ph nên tốc độ không khí qua họng rất nhỏ, nhiên liệu phun vào ít và chất lượng phun kém. Mặt khác, động cơ khi đó lạnh nên xăng khó bay hơi và dễ tạo thành màng trên thành ống nạp, hỗn hợp tạo thành thực tế rất loãng và động cơ khó khởi động. Vì vậy, để khởi động động cơ để dàng phải cung cấp thêm nhiên liệu làm đậm hỗn hợp.

Hệ thống khởi động của bộ chế hoà khí.
Hệ thống khởi động của bộ chế hoà khí.

Hình trên minh họa cho hệ thống khởi động tuy đơn giản nhưng rất phổ biến trong thực tế. Khi động cơ khởi động, bướm gió 4 đóng lại, do đó độ chân không trong họng khuếch tán cũng như độ chân không sau bướm ga 1 rất lớn. Hệ thống chính 3 và hệ thống không tải 2 đồng thời làm việc cung cấp hỗn hợp rất đậm cho động cơ khởi động.

5. Hệ thống tăng tốc ở bộ chế hoà khí:

Hệ thống tăng tốc ở bộ chế hoà khí.
Hệ thống tăng tốc ở bộ chế hoà khí.

Khi cần tăng tốc hoặc tăng tải trọng đột ngột, bướm ga mở rất lớn khiến lượng không khí đi vào rất nhiều. Tuy nhiên xăng chưa kịp được bổ sung thêm do quán tính của xăng lớn hơn nhiều so với quán tính của không khí, do đó hỗn hợp bị nhạt đột ngột, có thể làm động cơ bị chết máy. Hệ thống tăng tốc sẽ giúp động cơ không bị rơi vào tình trạng này,

Khi bướm ga 1 được mở đột ngột, qua hệ thống dẫn động 2, lò xo 6 nén lại đẩy piston 4 xuống làm tăng áp lực trong xylanh 5. Áp lực đó làm mở van 8 và nhiên liệu được phun vào họng khuếch tán qua kim phun 7. Van bi 3 có vai trò cho xăng lọt qua khi bướm ga được mở từ từ, khi này van 8 không bị mở.

6. Kết luận về các hệ thống chính của bộ chế hoà khí:

Động cơ đốt trong là một tổ hợp phức tạp những chi tiết, hệ thống khác nhau cùng kết hợp lại. Bộ chế hòa khí trên xe thường chứa tất cả các hệ thống trên, giúp xe thực hiện nhu cầu của người lái một các tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn các hệ thống khác có thể được thêm vào như cơ cấu hạn chế tốc độ vòng quay, cơ cấu hiệu chỉnh chiều cao,… Tất cả tạo nên một động cơ đốt trong có hiệu suất lớn nhất và hiệu quả tối đa.


Các bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác