(News.oto-hui.com) – Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, bạn có thể thấy “SRS airbag” được ghi trước ghế người lái hoặc ghế kế lái. SRS là viết tắt của Supplementary Restraint System – Hệ thống hạn chế va đập bổ sung – đó là thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng cho túi khí. Vậy tại sao lực nổ từ túi khí ô tô có thể gây chết người? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Túi khí được sử dụng song song với dây an toàn, nó được thiết kế để hạn chế những ảnh hưởng còn lại của va đập mà đai an toàn không thể xử lý. Tùy từng loại xe mà túi khí có thể được trang bị trên vô lăng, 2 bên cửa, ghế sau, trần xe,…Khi xe gặp va chạm, túi khí được bơm phồng ngay lập tức nhằm giảm lực va chạm giữa tài xế và vô lăng hoặc bảng điều khiển.
Hệ thống an toàn trên ô tô hoạt động dựa vào các cảm biến, khi xe xảy ra va chạm, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu tới bộ phận điều khiển và từ đó đưa ra sự điều khiển tác động vào dây đai an toàn, khóa cửa tự động và bung túi khí.
Túi khí được điều khiển bởi ACU – Airbag Control Unit (bộ điều khiển đặc biệt của túi khí) thông qua tín hiệu từ các cảm biến: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biến con quay hồi chuyển,…
Khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao thì động lượng bắt đầu có sự ảnh hưởng. Nó phụ thuộc vào tốc độ xe, khối lượng hành khách và khối lượng hàng hóa. Bất kì người hoặc đồ vật nào bên trong xe sẽ là 1 phần của động lượng.
- Ví dụ: nếu bạn nặng 60kg và đang di chuyển với tốc độ 60km/h thì lực tác động lên bạn có giá trị 60×60=3600 (kg.km/h) gọi là động lượng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn va vào phải thứ gì ở điều kiện này, bạn sẽ chết. Túi khí và dây đai an toàn có nhiệm vụ hạn chế động lượng này lại.
Lực bung của túi khí được cung cấp bởi vật liệu nổ, nghĩa là túi khí sử dụng lực bơm phồng từ sự nổ sinh ra khí. Để túi khí có thể đảm bảo an toàn cho hành khách, nó phải được bung nhanh hơn tốc độ chiếc xe, thông thường trong 20 milli giây khi bắt đầu phát hiện có va chạm.
Túi khí được kết nối với một cảm biến tốc độ, cảm biến này hoạt động độc lập với tín hiệu ở đồng hồ taplo. Nó được hiệu chuẩn để theo dõi sự giảm tốc độ đột ngột và sẽ không kích hoạt túi khí trong trường hợp phanh gấp bất ngờ. Trên thực tế, hệ thống được hiệu chuẩn hiệu quả đến mức có thể tính toán tốc độ đã giảm và thời gian thực tế chiếc xe sẽ dừng lại chính xác đến phần nghìn giây.
Có thể bạn sẽ thích bài viết: Khám phá những công nghệ túi khí của tương lai
Khi sự va chạm xảy ra ở tốc độ cao, cảm biến túi khí (cảm biến va chạm) sẽ nhận biết chính xác thời điểm kích hoạt hệ thống, nó được liên kết với cuộn dây nhiệt trở có nhiệm vụ kích hoạt chất nổ đúng thời điểm và có kiểm soát. Sản phẩm nổ bao gồm các chất khí vô hại có nhiệm vụ lấp đầy túi khí nhằm đỡ người lái và hành khách tránh khỏi sự va đập mạnh.
Nhưng làm thế nào lực nổ từ túi khí ô tô có thể gây nguy hiểm tính mạng con người?
Như chúng ta đã nói về động lượng của ở trên, khi đang di chuyển với tốc độ cao và khối lượng lớn trên xe, nếu gặp phải va đập vào vật gì đó sẽ rất huy hiểm.
Hơn nữa, vận tốc bung túi khí khoảng hơn 200km/h, khi va chạm ở điều kiện động lượng như vậy cộng thêm khối lượng khí trong túi bung ra quá nhanh. Khi đó nếu không có đai an toàn thì hãy tưởng tượng giống như bạn rơi tự do và va vào mặt đất với lực cực mạnh, dẫn đến nguy hiểm tính mạng con người.
Đây là lí do rõ ràng nhất cho việc vì sao trẻ nhỏ không nên ngồi ghế trước của xe có trang bị túi khí, thậm chí nếu có đai an toàn nhưng vì cơ thể nhỏ nên trong khi va chạm có thể bị văng đến sai vị trí. Ngày nay ở các hãng xe thường có tính năng ON/OFF túi khí ở ghế hành khách phòng trường hợp có trẻ nhỏ.
Vì vậy, kể cả khi xe có được trang bị hệ thống túi khí hay không, mỗi người hãy tự ý thức được việc bảo vệ mạng sống của chính mình và cả mọi người xung quanh, hãy cài dây đai bảo vệ khi ngồi trên xe và điều khiển xe ở tốc độ phù hợp.
*****
Bài viết liên quan:
- Tại sao xe F1 không được trang bị túi khí?
- Nếu không thắt dây đai an toàn, túi khí có bung hay không?
- Còn nhiều người ngộ nhận về chức năng bảo vệ của túi khí ô tô
[…] Lực nổ từ túi khí ô tô có thể gây chết người? […]
[…] Lực nổ từ túi khí ô tô có thể gây chết người? […]