ThanhNam

Làm thế nào để thay thế dây đai trên động cơ ?

(News.oto-hui.com) – Dây đai có nhiệm vụ dẫn động máy nén, máy phát điện, bơm trợ lực tay lái..vv…Nếu dây đai bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng trên xe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thay thế dây đai trên động cơ một cách đơn giản.

Phần 1: Sử dụng dây đai mới

1. Thay thế dây đai cũ:

Nếu dây đai bị hỏng hoặc bị trượt thì bạn sẽ cần tháo nó ra và mang tới cửa hàng phụ tùng ô tô để mua một sợi dây đai mới. Hoặc bạn cũng có thể cung cấp cho người bán phụ tùng các thông tin về xe như: Hãng xe, năm sản xuất. Và họ sẽ lấy chính xác loại dây đai phù hợp với xe của bạn.

  • Bạn cũng nên tham khảo trước sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết loại dây đai nào phù hợp với xe của mình.
  • Hầu hết các loại xe hơi hiện nay đều sử dụng dây đai cao su, hoặc dây đai thép. Dây đai thường được thay thế sau khoảng từ 140,000-190,000Km.
Thay thế dây đai cũ bằng dây đai mới để động cơ làm việc hiệu quả.

2. Thu thập các thông tin về xe:

Bạn sẽ cần phải biết các thông tin như: nhà sản xuất, năm sản xuất, kiểu loại động cơ và kích thước động cơ để lựa chọn dây đai. Một dòng xe có thể có nhiều phiên bản khác nhau hoặc chỉ có một phiên bản duy nhất vì thế số VIN của xe cũng nên được sử dụng.

Thu thập thông tin xe.

3. Sử dụng các miếng ron làm kín và keo xám để phục vụ cho công việc tháo lắp:

Cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ nói cho bạn biết về những miếng ron và loại keo xám nào phù hợp với xe bạn.

Các miếng ron và keo xám dùng để làm kín.

Phần 2: Tháo các chi tiết

1. Tháo cọc âm bình ắc quy:

Tháo cọc âm bình ắc quy.

2. Tháo dây đai dẫn động các phụ tải:

Phụ thuộc vào loại xe mà bạn sẽ cần tháo dây đai dẫn động các phụ tải của động cơ trước khi tháo dây đai dẫn động trục khuỷu và trục cam. Trên một số động cơ chỉ sử dụng một sơi dây đai duy nhất để dẫn động các chi tiết.

Tháo dây đai dẫn động phụ tải.

3. Tháo các chi tiết như máy nén hệ thống điều hòa, bơm trợ lực tay lái:

Đừng tháo các đường ống ga lạnh trên máy nén, bạn chỉ cần tháo các bulông giữ máy nén và nhấc nó để sang một bên. Bạn cũng sẽ cần phải tháo nắp chụp cò.

Tháo các chi tiết khác để dễ tiếp cận dây đai dẫn động trục cam.

4. Tháo nắp bộ chia điện (nếu có):

Nếu xe của bạn có bộ chia điện, hãy tháo nắp của nó bằng cách tháo các đinh vít giữ nắp bằng một cái vít ba ke hoặc tháo các chốt giữ.

  • Với các xe hơi đời mới thì sẽ không có bộ chia điện vì chúng sử dụng hệ thống đánh lửa điện tử. Động cơ sẽ được trang bị cảm biến vị trí trục khuỷu và trục cam.
  • Các cảm biến này có nhiệm vụ xác định điểm chết trên (TDC) của máy số 1. Từ đó kết hợp với các cảm biến khác để giúp điều khiển đánh lửa và phun nhiên liệu chính xác.
Tháo nắp delco

5. Cân lửa trước khi thay thế dây đai:

Sử dụng cờ lê hoặc cần tuýp để quay trục khuỷu cho tới khi dấu trên puli trục khuỷu trùng với dấu 0° trên thang chia độ.

  • Quay động cơ cho đến khi rôto của bộ chia điện trùng với điểm đánh dấu trên vỏ bộ chia điện, đó là điểm đánh lửa của máy số 1. Nếu vẫn chưa trùng thì bạn nên quay động cơ thêm 1 vòng nữa.
  • Không làm điều này trên động cơ trừ khi bạn chắc chắn dây đai vẫn chưa được tháo. Bạn sẽ có thể làm cong xupap nếu quay trục khuỷu mà không quay trục cam.
Cân lửa trước khi thay thế dây đai mới.

6. Xác định xem có cần tháo puli trục khuỷu trước khi tháo dây đai không.

Thông thường bạn sẽ cần tháo puli và nắp đậy phía cuối trục khuỷu trước khi tháo dây đai.

  • Để tháo được puli trục khuỷu bạn sẽ cần phải sử dụng cảo puli.
  • Trên nắp đậy thường có một cái phốt để làm kín, không cho nhớt động cơ thoát ra ngoài. Nếu thấy phốt có dấu hiệu hư hỏng bạn nên thay thế nó.
Tháo puli trục khuỷu.

7. Tháo các bulông giữ nắp đậy dây đai dẫn động trục cam và trục khuỷu:

Một số động cơ thì chia nắp đậy thành hai phần, phần trên và dưới. Chúng được giữ cố định bằng nhiều bulông vì thế bạn nên tham khảo cẩm nang sửa chữa để xem chi tiết các vị trí bulông tránh tình trạng tháo sai.

Tháo nắp đậy dây đai.

8. Kiểm tra các dấu trên bánh răng trục khuỷu và trục cam:

Nhiều loại động cơ có các dấu nằm trên puli hoặc bánh răng, các dấu này phải trùng với các dấu trên thân máy hoặc nắp máy. Các dấu này rất quan trọng khi bạn tiến hành thay dây đai mới cho động cơ. Vì vậy trước khi làm bạn nên đọc kĩ cẩm nang sửa chữa để biết cách cân chỉnh sao cho sau khi lắp dây đai mới, động cơ có thể hoạt động chính xác.

Kiểm tra các dấu trên bánh răng.

9. Kiểm tra sự rò rỉ nhớt động cơ xung quanh khu vực dây đai:

Quan sát các vị trí như: phốt đầu trục cam và trục khuỷu, các-te, bơm nước xem có rò rỉ gì không.

  • Các hư hỏng này cần phải được sửa chữa trước khi lắp dây đai mới.
Kiểm tra sự rò rỉ nhớt động cơ.

Phần 3: Nới lỏng

1. Nới lỏng các bulông giữ puli tăng đai:

Đừng tháo puli tăng đai ra, vì như thế sẽ mất nhiều thời gian khi lắp dây đai mới. Bạn chỉ nên nới lỏng bulông cố định puli tăng đai.

Nới lỏng bulông giữ puli tăng đai.

2. Kiểm tra puli tăng đai:

Quay puli tăng đai và nghe tiếng kêu phát ra. Nếu bạc đạn puli bị mòn hoặc lỏng, nó sẽ gây ra tiếng kêu khi bạn quay. Mặt sau của dây đai mòn không đều là dấu hiệu để nhận biết bạc đạn đang bị mòn.

  • Bạc đạn puli có thể bị mòn, bị kẹt do mỡ bôi trơn bị khô. Cách tốt nhất là bạn nên thay thế chúng.
Kiểm tra puli tăng đai.

Phần 4: Lắp dây đai mới

1. Lấy dây đai cũ ra khỏi các bánh răng:

Lúc này, do puli tăng đai đang được nới lỏng nên bạn có thể dễ dàng tháo dây đai cũ ra khỏi các bánh răng.

Tháo dây đai cũ.

2. Thay thế dây đai mới vào:

Trượt dây đai mới vào các bánh răng, sau đó xiết bulông của puli tăng đai để làm dây đai căng hơn và ép sát vào các bánh răng trục cam và trục khuỷu. Vừa tăng đai vừa kiểm tra độ căng của dây đai đạt yêu cầu chưa.

  • Nếu xe của bạn được trang bị bộ tăng đai thủy lực, bạn sẽ cần tháo bộ tăng đai ra sau đó dùng cảo để nén piston vào trong xilanh sao cho bạn có thể xỏ chốt để giữ cho piston không chạy ra.
  • Tiếp theo, bạn cần lắp bộ tăng đai vào vị trí và rút chốt giữ để piston đi ra và đẩy puli làm cho dây đai căng lên.
Lắp dây đai mới và tăng đai.

Theo wikicar


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác