Theo VietNamNet

Chủ xe Ford Ranger giải thích về tai nạn xe nát đầu khi đua địa hình ở Nha Trang

(News.oto-hui.com) – Sau vụ tai nạn khiến xe lật nát đầu tại giải đua xe địa hình Nha Trang Offroad Challenge, rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc xe hỏng do chủ xe hay do lỗi khảo sát địa hình từ phía ban tổ chức. Dưới đây là những giải bày của chủ xe lẫn ban tổ chức về vụ việc trên.

Sau 4 ngày kết thúc giải đua ô tô địa hình Nha Trang (Nha Trang Offroad Challenge) tại Khánh Hòa (ngày 1-2/10/2022), chiếc Ford Ranger lộn nhiều vòng, nát đầu trên cát vẫn là chủ đề nóng của cộng đồng chơi xe.

Ford Ranger: xe nát đầu khi đua địa hình ở Nha Trang.
Ford Ranger: xe nát đầu khi đua địa hình ở Nha Trang.

Chủ xe Ford Ranger cho biết địa hình xấu khiến xe bị lật

PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với anh Hoàng Lâm Kim Khôi – chủ nhân của chiếc Ford Ranger thuộc đội đua Raptor Bình Dương gặp nạn.

Anh Khôi chia sẻ: “Ở bài thi đua trên cát, ban đầu, chúng tôi dự định chạy dưới mép biển, dưới đó cát ướt sẽ không bị cản nhiều, gần về đích thì mới giảm tốc để trở lại làn trên gần bờ. Nhưng vì một số lý do, chúng tôi đã quyết định chạy làn trên bờ.”

Anh Hoàng Lâm Kim Khôi (áo đỏ) cùng thành viên Đội thi Ford Raptor Bình Dương bên cạnh chiếc xe bị tai nạn được vận chuyển về sau khi giải đua ô tô địa hình tại Nha Trang khép lại. (Ảnh: NVCC)
Anh Hoàng Lâm Kim Khôi (áo đỏ) cùng thành viên Đội thi Ford Raptor Bình Dương bên cạnh chiếc xe bị tai nạn được vận chuyển về sau khi giải đua ô tô địa hình tại Nha Trang khép lại. (Ảnh: NVCC)

“Tuy nhiên, khi đang đua, tôi bất ngờ phát hiện có đụn cát ở phía trước. Lúc này, xe đang chạy ở tốc độ cao, khoảng 140 km/h nên không kịp tránh. Kết quả là xe bị bay lên, lộn vòng. Thời điểm đó, cả tôi và lái phụ đều đã lường trước được tình huống xấu nên anh em mới không sao. Tất nhiên, lúc đó tôi kỳ vọng là xe chỉ bay lên và hạ cánh ở tình trạng đổ nghiêng một bên chứ không nghĩ đến mức bị lộn mấy vòng và hư hỏng nặng như vậy“, chủ nhân của chiếc Ford Ranger giãi bày.

Ban tổ chức cho biết do xe bị hư hỏng từ trước

Trước đó, trả lời PV VietNamNet, anh Hoàng Kiên Định – chuyên gia thiết kế chính các bài thi của giải đua xe địa hình này cho biết, nguyên nhân có thể là do trong quá trình chạy thi, xe đã bị gãy rotuyn bên phải, dẫn đến mất lái, xe mới cắm đầu xuống đụn cát và lộn nhào nhiều vòng. Đồng thời, theo thể lệ cuộc thi, tốc độ ở bài thi này bị giới hạn dưới 80km/h, người lái có thể đã điều khiển xe với tốc độ nhanh hơn.

Có thể bạn muốn tìm hiểu về Rotuyn ô tô: Công dụng, phân loại?

Từ phía người cầm lái chiếc xe Ford Ranger gặp nạn, anh Khôi khẳng định vấn đề chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát tốc độ và tính bất ngờ của địa hình đường thi. Quá trình xe lăn lộn mới khiến bánh xe rụng rời và làm gãy rotuyn sau đó chứ không phải vì gãy rotuyn từ trước.

Trong bài thi đua xe trên cát, anh Khôi cho rằng việc ban tổ chức cuộc thi khống chế tốc độ tối đa chỉ 80 km/h là chưa hợp lý. Đây là bài thi đường thẳng và cũng là bài thi tranh hạng nên lái xe nào cũng sẽ chạy nhanh nhất có thể để đạt được thành tích tốt nhất.

Chiếc Ford Ranger của anh Khôi đang tham gia một bài thi (Ảnh: NVCC)
Chiếc Ford Ranger của anh Khôi đang tham gia một bài thi (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, anh Khôi bày tỏ: “Những chiếc xe lăn lộn nhiều vòng, thậm chí biến dạng đã là hình ảnh không hiếm trong các giải đua thể thao tốc độ, đua xe địa hình. Vì vậy, chúng tôi coi vụ tai nạn vừa qua là một rủi ro tất yếu phải chấp nhận, coi như là một phần của giải đua xe Off-road dù không ai muốn điều đó xảy ra”.

Về ý kiến thiếu chuyên nghiệp và không quan tâm sự an toàn của VĐV, chỉ chăm chăm vào việc “bóc tem” để khỏi lộ thông tin xe bị tai nạn của tổ chức giải đua, anh Khôi cho biết: “Không có chuyện đó! Người bóc tem là bạn của tôi. Họ sợ xe mình bị nhận diện, khó xử lý sau này nên mới có hành động như vậy. Bản thân tôi đua xe nên đã coi chiếc xe là phương tiện để thi đấu chứ không còn là một tài sản”.

Trên thực tế, anh Khôi đánh giá cao công tác xử lý sự cố của ban tổ chức khi tai nạn xảy ra. Sau khi kết thúc giải, ban tổ chức còn gặp gỡ và hỗ trợ cho anh 60 triệu đồng để khắc phục hậu quả. “Số tiền tuy không quá lớn nhưng là điều mà chưa bao giờ có ở các giải đua khác”, anh nói.

“Về thiết kế các đường đua, tôi cho rằng ban tổ chức đã làm tốt khâu khảo sát và tạo ra những bài thi hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. Thế nhưng sau vụ việc lần này, hi vọng ban tổ chức đã có thêm những kinh nghiệm và chú ý hơn hơn về công tác tổ chức để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người”, anh chia sẻ.

Hiện tại, chiếc xe Ford Ranger gặp nạn đã được vận chuyển về tới TP. HCM để sửa chữa. Chủ xe ước tính, chi phí khắc phục hư hỏng của xe sẽ không dưới 200 triệu đồng.

Đội đua Raptor Bình Dương đã làm thủ tục cầu may mắn trước khi thi đấu. (Ảnh: NVCC)
Đội đua Raptor Bình Dương đã làm thủ tục cầu may mắn trước khi thi đấu. (Ảnh: NVCC)

Giải đua xe địa hình Nha Trang Offroad Challenge 2022 được tổ chức tại bãi cát Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trong các ngày 1 và 2 tháng 10.

Giải đua có sự tham dự của 32 tay đua đến từ các đội, nhóm, câu lạc bộ thích chơi xe bán tải, cả nước như: CLB Pickup Bình Phước, DMB Racing team, PLC – HaiAnh auto, Sơn Đừng, RBD Racing team, SD Group, Duramax 604, RÀ Tít – Mít, PNF Quận 9-01, Pdlc Daklak, Viet Jeep…

Các tay đua phân thành 2 hạng gồm hạng bán tải cơ bản, hạng nâng cấp và trải qua 7 bài thi khác nhau với độ khó tương ứng từng cấp độ bài thi.

Trong một số giải thi đua xe địa hình khác tại Việt Nam, các sự cố như mất lái, lật xe, lộn vòng dẫn tới hư hỏng, thiệt hại hàng trăm triệu cũng đã từng xảy ra.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác