Phương Phạm

Chiều dài lịch sử đầy chông gai của Lamborghini

(News.oto-hui.com) – Chắc hẳn bạn cũng không xa lạ gì với thương hiệu xe sang Lamborghini thế nhưng bạn có biết nó đã cùng với cha đẻ của mình trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử. Dưới đây là bài viết tóm tắt về hành trình đến với xe hơi của Ferruccio Lamborghini và quãng đường tồn tại của hãng Lamborghini.

Ferruccio Lamborghini.

Ferruccio Lamborghini, người khai sinh ra hãng Lamborghinix

Ferruccio Lamborghini sinh năm 1916 tại Ý. Ông có niềm đam mê với máy móc từ khi còn rất trẻ. Khi thế chiến thứ II nổ ra, ông đã gia nhập quân đội và đóng quân trên đảo Rhodes, tại đây ông sửa chữa những chiếc xe ô tô, xe tải hoặc xe máy bị hư hỏng và đã trở nên có tiếng trong việc sửa chữa máy móc.

Sau chiến tranh, ông trở về nhà ở gần tỉnh Modena thuộc miền Bắc nước Ý và mở tiệm sửa chữa ô tô và xe máy. Ông nhận thấy nhu cầu rất lớn về máy kéo ở vùng nông thôn nơi ông sinh sống và ông tin rằng mình có thể tự chế tạo một chiếc máy kéo từ những chiếc xe quân sự bị bỏ hoang trong vòng một tháng. Khi đó, nền kinh tế nước Ý đang trên đà phát triển nên công việc kinh doanh xe kéo của ông cũng rất thành công, có lúc ông đã bán được hơn 400 chiếc chỉ trong một tháng vào năm 1960. Ông cũng mở rộng mô hình kinh doanh về hệ thống sưởi và điều hoà.Động cơ V12 đầu tiên của Lamborghi.

Khi sự nghiệp lớn mạnh và trở nên giàu có, ông bắt đầu có niềm đam mê với những mẫu xe hiệu suất cao. Ông đã từng sở hữu những siêu xe như Osca, Maserati và Ferrari nhưng tất cả đều làm ông không mấy hài lòng, đặc biệt là về động cơ. Ông quyết định tìm gặp người sáng lập hãng xe Ferrari, cũng là người mà ông hâm mộ, để thảo luận về việc cải tiến động cơ của chiếc Ferrari GT 250 nhưng lại bị xua đuổi. Chính vì điều này đã thôi thúc ông tự chế tạo một chiếc ô tô sử dụng động cơ V12 cho riêng mình. Để làm được điều này ông phải nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ Giampaolo Dallara, một cựu kỹ sư tài năng của Ferrari.

Động cơ mới này có 4 trục cam, hành trình piston ngắn và 4 xupap trên mỗi xilanh có đường kính lớn, sản sinh ra công suất 350 mã lực, được làm bằng nhôm với mỗi trục khuỷu được đỡ bởi 7 ổ bi, những trục khuỷu này được làm bằng thép tiêu chuẩn SAE 9840, thanh truyền được làm từ thép tiêu chuẩn SAE 4340 và piston được làm bằng nhôm. Mỗi cặp trục cam được dẫn động bằng bánh răng và xích. Động cơ này thực sự là nguyên mẫu cho tất cả các động cơ về sau của Lamborghini. Thân xe được thiết kế bởi Scaglione-Touring.

Chiếc Lamborghini 350 GT

Sự thành công của các phiên bản kế nhiệm Lamborghini 350 GT

Nguyên mẫu “350 GTV” của Lamborghini đã được giới thiệu vào năm 1963 tại buổi triển lãm Turin Auto Show và được tung ra thị trường một năm sau đó với tên gọi 350 GT và đã rất thành công với hơn 130 chiếc được bán. Kế tiếp sự thành công của 350 GT, những năm sau đó hãng cũng cho ra những mẫu xe tốt nhất, để lại danh tiếng trên thế giới như 400 GT, 400 GT 2+2 và nổi trội hơn là chiếc Lamborghini Miura, được đánh giá là siêu phẩm lúc bấy giờ.

Lamborghini 400 GT 2+2.
Lamborghini Miura 1969

Khủng hoảng tài chính nhân sự khiến Ferruccio Lamborghini phải bán một phần nhà máy.

Vào năm 1973 tại buổi triển lãm Geneva Auto Show, Lamborghini lại một lần nữa làm chấn động làng xe hơi thế giới với mẫu thử nghiệm LP400 Countach, là chiếc xe độc nhất khi đó. Tuy nhiên, chỉ một năm sau thảm hoạ ập đến, Lamborghini bị những đối tác lớn trả đơn hàng cùng với những khó khăn về tài chính và nhân sự đã khiến ông phải bán một phần của nhà máy cho Fiat.

Lamborghini Countach LP400.

Quyết định tất tay vào tái đầu tư và tổn thất lớn của hãng Lamborghini 

Trong suốt những năm 70, công ty tồn tại dựa vào doanh số bán ra của Miura. Việc kinh doanh đang dần phục hồi thì Lamborghini quyết định bán hết cổ phần còn lại của mình cho một nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, tuy nhiên công ty vẫn hoạt động với tên ban đầu. Ông qua đời vào tháng 2 năm 1993, hưởng thọ 76 tuổi.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 70 đã gây khó khăn cho thị trường xe hiệu suất cao, việc sản xuất bị đình trệ do gặp vấn đề về ngân sách và cung cấp phụ tùng.

Vào năm 1978 công ty tuyên bố phá sản, lúc này một nhóm anh em người Thuỵ Sĩ tiếp quản lại công ty. Năm 1980, Patrick Mimran (một trong những người anh em nhà Mimran) tiến hành nâng cấp Countach thành những mẫu xe ấn tượng như LP500S và QuattroValvole.

Lamborghini QuattroValvole.

Hàng loạt quá trình chuyển giao chủ mới

Khi mọi việc đang tiến triển tốt thì anh em nhà Mimran khiến nhiều người ngạc nhiên khi quyết định bán công ty cho tập đoàn Chrysler. Trong thời gian tiếp quản, Chrysler cho ra mắt thành công mẫu xe Diablo, cũng dựa trên nền tảng của chiếc Countach. Tuy nhiên, vào năm 1994 với những khó khăn do không đồng nhất được cách hợp tác nên Chrysler quyết định bán công ty cho một nhà đầu tư có tiếng ở Indonesia, ông Tommy Suharto. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối những năm 1990 ở châu Á đã khiến cho các nhà đầu tư bị điêu đứng và một lần nữa công ty lại được đổi chủ.

Lamborghini Diablo 1990.

Vào ngày 4 tháng 8 năm 1998, Audi AG đã trở thành chủ sở hữu Lamborghini cho đến ngày nay. Dựa trên những phiên bản “bò tót” của Lamborghini mà Audi AG cũng đã tung ra một loạt những tên tuổi lớn như Murcielago, Gallardo, Aventador,…

Lamborghini Murcielago 2001.

Hy vọng đây sẽ là lần đổi chủ sở hữu cuối cùng của Lamborghini, một công ty xe hơi hạng sang bậc nhất ở Ý.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác