Theo drive.com.au

Chỉ 1 lần sạc, ô tô điện chạy được 1000 km

(News.oto-hui.com) – Một chiếc ô tô điện thử nghiệm chạy bằng năng lượng mặt trời do sinh viên đại học chế tạo đã hoàn thành quãng đường 1000 km chỉ với một lần sạc pin, lập kỷ lục thế giới mới.

Trang tin Drive cho biết một nhóm sinh viên đại học New South Wales (NSW) của Australia vừa chế tạo thành công mẫu ôtô điện 4 chỗ ngồi. Điểm đáng chú ý nằm ở những tấm pin quang năng, giúp gia tăng phạm vi hoạt động của xe lên thành 1.000 km chỉ với một lần sạc.

Chiếc xe có tên Sunswift 7 đã hoàn thành kỷ lục chạy tại đường thử của Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Úc gần Geelong ở bang Victoria với tốc độ trung bình được công bố là 84,17km/h, thời gian lái xe không chính thức là 11 giờ 53 phút 32 giây.

Đội Sunswift từ Đại học NSW hiện đang xác lập kỷ lục thế giới – hiện chưa có kỷ lục nào về khoảng cách – và đang chờ xác nhận chính thức từ Kỷ lục Guinness Thế giới.

Sunswift 7 là chiếc mới nhất trong loạt ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời do các sinh viên kỹ thuật tại đại học NSW tạo ra và được phát triển để thách thức chiến thắng trong cuộc đua Thử thách năng lượng mặt trời thế giới từ Darwin đến Adelaide vào năm 2023.

Trước mẫu xe Sunswift 7, các sinh viên kỹ thuật tại trường đại học NSW đã từng mang mẫu xe điện tiền nhiệm Sunswift 6 đến tham gia cuộc thi về năng lượng mặt trời thế giới vào năm 2019 và giành được giải nhì.

Trước khi tham gia thử thách 1.000 km, bộ pin của Sunswift 7 đã được sạc đầy. Mẫu xe điện này sau đó sử dụng nguồn năng lượng của pin và tận dụng khoảng 4,6 mét vuông diện tích pin mặt trời bố trí khắp thân xe để hoàn thành quãng đường thử nghiệm.

Quá trình vận hành của Sunswift 7 bị gián đoạn một lần để tiến hành thay lốp sau bị thủng, cùng với một lần ngừng hoạt động khác do những trục trặc về phần mềm. Tuy nhiên đội ngũ phát triển cho biết các sự cố kỹ thuật nói trên chỉ gián đoạn vận hành của chiếc xe trong khoảng 15 phút.

Sunswift 7 sở hữu khung gầm liền khối bằng sợi carbon cùng phần thân xe được chế tác từ vật liệu tương tự. Bộ pin có dung lượng 38 kWh sẽ phối hợp cùng các tấm pin mặt trời để vận hành động cơ điện đôi trên trục xe phía sau. Tốc độ tối đa mà Sunswift 7 có thể đạt được là 140 km/h và thực tế, chiếc xe đã thường xuyên duy trì vận tốc khoảng 95 km/h trên quãng đường 1.000 km thử nghiệm.

Do chỉ là bản thử nghiệm, Sunswift 7 không được trang bị túi khí hay các hệ thống an toàn khác. Vì thế, mẫu xe này hiện chưa đạt tiêu chuẩn để di chuyển trên đường phố.

“Vào năm 2014, chúng tôi đã xác lập một kỷ lục về phạm vi di chuyển của xe điện với 500 km cùng Sunswift 5. Giờ đây, chúng tôi đang cho thấy công nghệ tiên tiến có thể mang đến những điều tuyệt vời gì”, giáo sư Richard Hopkins – trưởng nhóm nghiên cứu Sunswift Racing – tỏ ra khá hào hứng khi trả lời Drive.

Vị giáo sư cho biết người dùng có thể cắm điện để sạc Sunswift 7 tương tự các ôtô điện thông thường, hoặc nạp năng lượng cho xe thông qua các tấm pin quang năng bố trí khắp thân xe.

Khi đang di chuyển, động cơ của Sunswift 7 sẽ tiêu thụ năng lượng từ các tấm pin mặt trời và bộ pin trên xe. Khi chiếc ô tô điện ngưng hoạt động, những tấm pin quang năng sẽ chuyển sang sạc đầy năng lượng cho bộ pin.

Giáo sư Richard Hopkins tuyên bố Sunswift 7 được phát triển để nhắm đến hiệu suất cao nhất ở mọi chi tiết, từ lốp xe cho đến thiết kế thân xe với hệ số cản chỉ 0,09.

Vị giáo sư cũng nhắc đến hệ số cản 0,2 trên Mercedes-Benz EQS để nhấn mạnh những gì mà đội ngũ của mình đã và đang làm được.

Mặc dù phụ tùng được sản xuất và cung cấp bởi các đối tác, Sunswift 7 hoàn toàn là sản phẩm lắp ráp do nhóm sinh viên của giáo sư Richard Hopkins tự thực hiện.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác