Theo AP & VnExpress

Venezuela – Nơi mua xăng không cần trả tiền

(News.oto-hui.com) – VENEZUELA là quốc gia đặc biệt, mua xăng không cần trả tiền. Vậy sau khi đổ đầy bình xăng, nhiều tài xế sẽ làm gì? Ở Caracas họ chỉ đưa cho nhân viên bán xăng điếu thuốc hay túi gạo, thậm chí chỉ cần vẫy tay.

Venezuela - Nơi mua xăng không cần trả tiền
Venezuela – Nơi mua xăng không cần trả tiền

Đi tìm lời giải thích cho việc ”mua xăng không cần trả tiền”

Bất ổn chính trị

Quốc gia Nam Mỹ với gần 30 triệu dân đang bị bóp nghẹt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Người dân Venezuela sống với cảm giác bất an rằng bất cứ điều gì, từ những cuộc biểu tình trên phố đến những lần mất điện diện rộng, có thể khiến cuộc sống của họ trở nên hỗn loạn bất cứ lúc nào.

Hơn 4 triệu người Venezuela gần đây đã rời bỏ đất nước, với mong muốn thoát khỏi tình trạng lương thấp, các bệnh viện xuống cấp, các dịch vụ cơ bản không được đáp ứng và thiếu an ninh. Chi phí đi lại bằng phương tiện tăng, đường xá lại xuống cấp nghiêm trọng.

Lạm phát cao, tiền không còn giá trị

Venezuela là nơi có giá xăng dầu thấp nhất thế giới, khi người dân nước này chỉ cần trả chưa đến 0,01 USD là đã có thể đổ đầy một bình xăng. Tuy nhiên, kinh tế Venezuela đang lao dốc với mức lạm phát cao đến mức người dân ở đây không còn dùng tiền để đổ xăng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng lạm phát ở Venezuela có thể chạm mức 200.000%.

Đồng tiền mệnh giá thấp nhất ở Venezuela hiện nay là 50 bolivar cũng chỉ có giá trị bằng 1/4 cent Mỹ (100 cent = 1 USD). Xe bus thành phố hay thậm chí nhiều ngân hàng còn không muốn nhận tiền mệnh giá này, bởi họ sẽ phải dùng một cọc tiền dày cộp để trả cho những mặt hàng nhỏ nhất. Mệnh giá tiền lớn nhất ở Venezuela hiện nay là 50.000 bolivar, tương đương 2,5 USD. Vì vậy họ chẳng thèm muốn nhận tiền mặt nữa.

Giá xăng dầu đã xuống thấp đến độ các nhân viên bán xăng ở đây thậm chí còn chẳng biết giá niêm yết. Nhiều tài xế không có tiền còn được vẫy tay cho qua sau khi đổ xăng mà không phải trả bất cứ đồng nào.

Hình thức “hàng đổi hàng” ở các cây xăng là giải pháp tình thế trong bối cảnh tình trạng siêu lạm phát

Hình thức “hàng đổi hàng” ở các cây xăng đã diễn ra trong bối cảnh tình trạng siêu lạm phát của Venezuela khiến đồng nội tệ bolivar rớt giá thê thảm và gần như trở nên vô dụng, do vậy nhiều người không muốn nhận tiền mặt nữa.

“Bạn có thể trả bằng một điếu thuốc lá”, Orlando Molina, tài xế đang đổ xăng cho chiếc Ford Ka ở Caracas, cho biết. “Ai cũng biết rằng xăng giờ rẻ như cho”.Không có tiền trong ví, các tài xế thường đưa cho nhân viên bán xăng một túi gạo, chai dầu ăn hay bất cứ thứ gì họ có trong xe.

Việc đổi hàng hóa lấy xăng dầu có lẽ khiến nhiều lái xe ở nước khác ghen tị, nhưng đó lại là một trong những triệu chứng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela.

Nhân viên bán xăng Orlando Godoy sẵn sàng nhận thức ăn và đồ uống từ các tài xế mua xăng, dù đó chỉ là một túi bột mì hay một chai nước ép xoài.
Nhân viên bán xăng Orlando Godoy sẵn sàng nhận thức ăn và đồ uống từ các tài xế mua xăng, dù đó chỉ là một túi bột mì hay một chai nước ép xoài.

Nhân viên bán xăng Orlando Godoy sẵn sàng nhận thức ăn và đồ uống từ các tài xế mua xăng, dù đó chỉ là một túi bột mì hay một chai nước ép xoài. Ông chỉ nhận được mức lương thấp nhất, một vài USD mỗi tháng, do đó những đồ ăn kia sẽ giúp ông nuôi gia đình mình.

“Nhiều người đến và nói rằng họ không có tiền để đổ xăng. Ý tưởng hàng đổi hàng này là cách để giúp mọi người, bởi Venezuela đang trải qua tình hình rất khó khăn”, Godoy nói về việc mọi người đổi thực phẩm lấy xăng dầu.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác