(News.oto-hui.com) – Ra đời vào năm 2015 và ngày càng hoàn thiện vào những năm gần đây, Toyota New Global Architecture – TNGA (tạm dịch: thiết kế toàn cầu mới của Toyota) đã và đang được áp dụng rộng rãi trên các xe mới của Toyota hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem chương trình đổi mới TGNA này có điểm gì đặc biệt.
1. Định hướng của Toyota dành cho công nghệ TNGA?
Về cơ bản, Toyota có tham vọng thay đổi những kết cấu cơ bản đã dần trở nên lạc hậu trên ô tô, nhằm đồng bộ hóa kết cấu đổi mới của những xe Toyota trên toàn thế giới. Định hướng của Toyota cho TNGA là làm lại hoàn toàn hệ thống truyền lực về các mảng động cơ, hộp số, bộ HEV và hệ thống khung gầm của xe.
Các thành phần của công nghệ Toyota New Global Architecture (TNGA) gồm có:
- TNGA-B (GA-B): Tập trung vào việc cải tiến kết cấu khung vỏ trên những dòng xe vỏ chịu tải bao kín như sedan phân khúc B và các xe SUV, Crossover.
- TNGA-C (GA-C): Tập trung cải tiến kết cấu khung vỏ trên những dòng xe vỏ chịu tải bao kín như sedan phân khúc C và các xe SUV, Crossover cỡ nhỏ.
- TNGA-F (GA-F): Cải tiến kết cấu khung cho những dòng xe khung chịu tải, vỏ bao kín như các xe pick-up, SUV cỡ lớn và trung.
- TNGA-K (GA-K): Cải tiến kết cấu khung vỏ cho những dòng xe phân khúc D/E và các xe SUV cỡ lớn.
- TNGA-L (GA-L): Cải tiến kết cấu khung cho những dòng xe hạng sang phân khúc E/F/S.
- e-TNGA: Mô đun dành riêng cho những xe có nguồn động lực là pin như xe Hybird, xe điện.
Xem thêm bài viết:
Kết cấu các loại khung xe ô tô, xe tải: Phân loại, cấu trúc khung
Với slogan “Making Ever-better Cars”, Toyota hy vọng xe cải tiến ngành sản xuất ô tô, tạo ra những chiếc xe tốt hơn bao giờ hết. Chương trình sẽ dựa trên những mong muốn, nhu cầu cơ bản của khách hàng để nâng cao những thiết kế cơ bản. Mục tiêu là làm người lái, người sử dụng có những trải nghiệm tốt nhất, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng và tăng sự thích thú của người lái khi lái xe.
2. Phát triển hệ thống truyền lực TNGA:
Với chương trình TNGA, một sáng kiến cụ thể đó là thay đổi và phát triển một hệ thống truyền lực mới, một hệ thống cốt lõi của ô tô. Hệ thống truyền lực mới sẽ có trọng tâm thấp hơn, nâng cao hiệu suất truyền lực và cải thiện khả năng bảo vệ môi trường. Sự đổi mới này vừa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa đồng thời nâng cao khả năng tiếp thị của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Chương trình TNGA sẽ hướng tới nâng cao cảm giác điều khiển xe bằng cách tập trung cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Về chữ G – Global trong chương trình TNGA, Toyota sẽ thống nhất các quy chuẩn lắp ráp, sản xuất và quy trình thực hiện trên toàn cầu để tạo ra những sản phẩm toàn cầu có thông số kỹ thuật đảm bảo những yêu cầu đặt ra. Khi này, Toyota có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và linh hoạt.
3. Những gì Toyota đã đạt được khi áp dụng TGNA cho đến ngày nay?
Bắt đầu áp dụng từ thế hệ thứ tư của dòng Prius (ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 12 năm 2015), chương trình TNGA đã được áp dụng cho khoảng 41 mẫu xe khác nhau tính đến tháng 3 năm 2022 và khoảng 70% doanh số bán hàng toàn cầu là kết quả của việc áp dụng chương trình này.
Mặc dù tất cả các mẫu xe này đều sử dụng chung các thành phần trong chương trình TNGA nhưng đặc điểm của mỗi mẫu lại hoàn toàn khác biệt, thể hiện rõ ràng ngay về mặt thiết kế và trải nghiệm lái xe. Các công ty con của Toyota như Camry, Lexus,… đã tạo ra những chiếc xe phù hợp với sở thích của những tệp khách hàng khác nhau để mọi khách hàng có thể tìm thấy một chiếc xe mà họ yêu thích.
Xem thêm những bài viết:
- Tìm hiểu về khung vỏ ô tô: Công dụng, kết cấu, vật liệu?
- Tìm hiểu chỉ số đo lường mức tiêu thụ nhiên liệu MPG
- Nền tảng khung gầm Skateboard trên ô tô điện là gì?
- Nền tảng xe ô tô (Car Platform) là gì?
- 8 ngôn ngữ thiết kế xe nâng tầm các thương hiệu ô tô châu Á
- Toyota bZ4X: 10 điều cần biết về xe điện đầu tiên của Toyota
- Toyota và Lexus đồng loạt công bố 15 mẫu xe điện mới