Tiến Lợi - Tổng hợp

Tìm hiểu về khung vỏ ô tô: Công dụng, kết cấu, vật liệu?

(News.oto-hui.com) – Khung vỏ ô tô là phần công tác hữu ích, mang lại giá trị cho xe (chở người, chở hàng, chở khách,..) và cũng là nơi nâng đỡ xe trong quá trình di chuyển, bảo vệ người lái khi có tai nạn xảy ra.

1. Công dụng của khung vỏ ô tô?

Khung và khung vỏ ô tô được dùng để cố định với buồng lái, thùng chứa hàng hay khoang chở người và cố định tất cả các cơ cấu của ô tô.

Tìm hiểu về khung vỏ ô tô: Công dụng, kết cấu, vật liệu?
Tìm hiểu về khung vỏ ô tô: Công dụng, kết cấu, vật liệu?

Như vậy, cấu trúc khung hay khung vỏ là nơi chịu toàn bộ trọng lượng theo phương thẳng đứng của ô tô, là nơi tiếp nhận các lực dọc, lực bên, mô men phản lực do chuyển động của ô tô gây nên (do các phản lực của đường và các phản lực của gối đỡ các cụm), kể cả các tải trọng động xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường xấu.

Tùy thuộc vào chủng loại ô tô khung vỏ còn đảm nhận các chức năng: tạo khoang bao kín hành khách, lắp đặt các thiết bị chuyên dụng…

2. Phân loại kết cấu, yêu cầu của khung vỏ ô tô?

Kết cấu của khung, khung vỏ ô tô phụ thuộc vào tính năng vận tải của ô tô, tức là phụ thuộc vào mục đích chuyên chở hàng hóa hay người trên xe. Dạng điển hình được bố trí trên ô tô là kết cấu khung, kết cấu khung vỏ và kết cấu vỏ.

Kết cấu khung
Kết cấu khung
  • Kết cấu khung được hình thành trên cơ sở các dầm dọc chịu uốn có tiết diện lớn liên kết với nhau bằng các dầm ngang, tạo nên cấu trúc dạng khung chịu tải trọng của trọng lượng ô tô.
  • Trên khung bố trí các liên kết với khoang điều khiển (buồng lái), khoang vận tải và các liên kết với các cụm của ô tô. Kết cấu dạng khung được dùng trên ô tô con, ô tô tải và ô tô buýt với các kết cấu đa dạng khác nhau;
  • Kết cấu khung vỏ ô tô được hình thành trên cơ sở khung liền vỏ, tạo nên cấu trúc khung vỏ chịu tải. Nhờ kết cấu như vậy nên kích thước của khung nhỏ, cho phép giảm đáng kể trọng lượng của ô tô. Khung vỏ được dùng trên ô tô con và ô tô buýt, một số ô tô chuyên dụng;
  • Kết cấu vỏ (không có khung) được dùng trên một số ô tô con, ô tô chuyên dụng (ô tô lội nước). Vỏ xe vừa là nơi chịu tải, vừa là chỗ lắp đặt các cụm của ô tô và bố trí khoang điều khiển, khoang vận tải.
Kết cấu khung vỏ ô tô
Kết cấu khung vỏ ô tô

Đặc điểm kết cấu của các loại khung vỏ ô tô được xem xét theo tính năng kỹ thuật vận tải yêu cầu và phân chia theo các dạng cơ bản: ô tô tải, ô tô buýt, ô tô con.

Kết cấu vỏ
Kết cấu vỏ

Khung vỏ ô tô cần đáp ứng các yêu cầu về:

  • Đảm bảo độ cứng hợp lý để chịu tải trọng và biến dạng để có thể tăng khả năng bám của bánh xe;
  • Có khả năng định vị vững chắc các cụm tổng thành của ô tô đáp ứng khả năng chịu tải trọng động khi chuyển động;
  • Đảm bảo khả năng chịu ứng suất tổng hợp trong thời gian dài mà không gây nứt gãy.

3. Chất liệu làm khung vỏ ô tô?

a. Thép:

Phần lớn các dòng xe ô tô hiện nay đều có thân vỏ làm bằng thép. Toàn bộ khung xe trên, khung gầm dưới, bệ máy, dầm cửa, mái, các ốp tấm thân xe đều được làm bằng thép. Không chỉ thế, thép còn được dùng ở nhiều bộ phận khác trên xe như động cơ, ống xả…

Khung vỏ ô tô được làm bằng thép
Khung vỏ ô tô được làm bằng thép

Với những ưu điểm vượt trội như như cứng, dễ uốn, sức bền cao và giá thành tương đối thấp nên thép rất phù hợp để sản xuất thân vỏ ô tô.

b. Nhôm:

Nhôm là loại vật liệu đang dần dần được sử dụng nhiều hơn trong ngành sản xuất ô tô. Nhôm có lợi thế nhẹ hơn thép đến 40%. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành của xe cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu. Bên cạnh đó nhôm còn có ưu điểm khó bị ăn mòn, dễ chế tạo, có thể tái chế 100%…

Nhôm có độ cứng khá tốt, khả năng chống xoắn cao. Một thanh nhôm với cấu trúc nhiều ngăn bên trong sẽ gia tăng đáng kể độ cứng và độ chắc chắn. Điều này giúp xe đạt được độ ổn định tốt, nhất là khi vào cua hay chạy tốc độ cao. Một ưu điểm đặc biệt khác của nhôm là khả năng hấp thụ xung lực khi va chạm rất tốt nên cho độ an toàn cao.

c. Nhựa tổng hợp:

Loại nhựa dùng trong sản xuất thân vỏ ô tô là nhựa Fibre-reinforced plastic – FRP (nhựa gia cố sợi – còn gọi là nhựa sợi thuỷ tinh hay nhựa composite).

Ưu điểm nhựa FRP là dễ tạo hình, chống biến dạng tốt, trọng lượng nhẹ… Nhựa FRP hiện nay được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ, hàng hải, xây dựng…


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác