Thanh Bình

Tìm hiểu về thanh chống lật ngang trên ô tô (loại bị động)

(News.oto-hui.com) – Hiện tượng xe đánh lái bị mất ổn định theo phương ngang, thậm chí có thể bị lật cũng không còn quá xa lạ. Do vậy, có nhiều phương pháp được đề xuất để tránh hiện tượng mất ổn định theo phương ngang của ô tô. Và phương pháp được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay chính là trang bị thanh chống lật ngang trên ô tô.

 Hiện tượng lật ngang trên ô tô
Hiện tượng lật ngang trên ô tô.

1. Phân loại thanh chống lật ngang trên ô tô:

Có hai loại thanh chống lật ngang trên ô tô hiện nay:

  • Thanh chống lật ngang cơ khí bị động.
  • Thanh chống lật ngang chủ động.

Thanh chống lật ngang cơ khí bị động được sử dụng trên đa số các dòng xe ô tô phổ thông hiện nay, còn thanh chống lật ngang chủ động lại được dùng trên các dòng xe ô tô hạng sang. Ở phần này chúng ta sẽ nhắc đến thanh chống lật ngang cơ khí bị động.

2. Cấu tạo thanh chống lật ngang trên ô tô:

Thanh chống lật ngang cơ khí trên ô tô, không giống như thanh chống lật ngang chủ động được điều khiển bằng thủy lực và điện tử mà nó là một chi tiết đơn giản được trang bị ở hai hai cần xe.

Chúng được chế tạo với các hình dáng khác nhau để phù hợp với điều kiện làm việc của từng loại xe, thông thường thanh chống lật ngang cơ khí trên ô tô được chế tạo từ thép đàn hồi, tiết diện tròn và đa số bên trong để rỗng, hình dáng chủ yếu được thiết kế giống hình chữ U đối xứng. Nhờ chế tạo đơn giản, giá thành rẻ, tuổi thọ và độ bền cao nên thanh chống lật ngang cơ khí rất được ưa dùng trên ô tô.

Hai đầu thanh gắn với bộ phận chịu tải tại bánh xe, thân thanh bắt với thân xe bằng hai ổ cao su.

3. Nguyên lý hoạt động:

Khi xe đi thẳng ở những đoạn đường mấp mô, thanh chống lật ngang cơ khí chỉ xoay quanh ổ đỡ cao su một góc rất nhỏ.

Khi người lái đánh lái, do tác dụng của lực ly tâm, trọng tâm xe bị nghiêng sang một bên, tải trọng cũng sẽ thay đổi. Do trọng tâm xe thay đổi nên lực tác dụng lên bánh xe cũng sẽ thay đổi theo trọng tâm xe, một bên chịu tải trọng nhẹ đi và bên kia chịu thêm tải trọng đúng bằng giá trị bớt đi của bên mất. Do đó phần khối lượng không được treo (unsprung mass) của bánh xe sẽ di chuyển theo phương thẳng đứng.

Khi đó thanh chống lật ngang cơ khí trên ô tô sẽ hoạt động, hai đầu thanh sẽ dịch chuyển ngược chiều nhau làm lực tác dụng lên phần thân thanh chống lật ngang bị xoắn lại (mo-men cản do thanh sinh ra sẽ triệt tiêu bớt chênh lệch tải trọng hai bên bánh xe). Từ đó giúp ngăn chặn sự lật ngang xe mất cân bằng của xe, giúp xe chạy ổn định trên đường.

Tuy nhiên, thanh chống lật ngang cơ khí trên ô tô vẫn có những nhược điểm tại những khúc cua gấp chở kèm tải trọng nặng hoặc xe chạy ở tốc độ quá cao mà đánh lái vẫn dễ gây nên hiện tượng lật ngang cho nên giải pháp thay thế là sử dụng thanh chống lật ngang tích cực được điều khiển bằng điện tử hoặc thủy lực.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác