Hoàng Anh - Tổng hợp

Tất tần tật về xe đua F1: Giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh (Phần 4)

(News.oto-hui.com) – Đua xe F1, công thức 1 hay thể thức 1 có thể coi là giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh khi tất cả những công nghệ tinh túy nhất của ngành ô tô thế giới đều được gói gọn trên một chiếc xe đua F1. Vậy thì chiếc xe này có gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Xem thêm:
– Tất tần tật về xe đua F1: Giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh (Phần 1)
– Tất tần tật về xe đua F1: Giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh (Phần 2)
– Tất tần tật về xe đua F1: Giải đua xe danh giá và đắt đỏ bậc nhất hành tinh (Phần 3)

12. Hệ thống an toàn trên xe đua F1:

Hệ thống an toàn là một hệ thống có vai trò hết sức quan trọng khi mà xe đua F1 là những chiếc xe đua có tốc độ trung bình rất lớn.

Hệ thống an toàn của xe đua F1 bao gồm khung Halo, khung chữ A, các cấu trúc chống va chạm phía sau, phía trước và hai bên hông của xe.

xe đua f1
Các khung an toàn trên xe đua F1

Các cấu trúc chống va chạm được liên kết với giá đỡ thân xe có vai trò tạo một vùng an toàn xung quanh khoang người lái. Giúp ngăn cản sự tác động của các vụ va chạm đến từ phía trước, phía sau và hai bên hông của xe. Nếu các vụ va chạm xảy ra là nhỏ và không làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác như hệ thống treo, động cơ,…Các cấu trúc chống va chạm này có thể được tháo ra và thay thế bằng một cái mới.

Toàn bộ phần thân của tay đua đã nằm trọn bên trong khoang lái được đặt ở phần khung xe, chỉ còn phần đầu được hở ra để người lái có thể quan sát đường đua. Chính vì thế nên khung Halo và khung chữ A được sinh ra để đảm bảo an toàn cho vùng đầu của người lái khi xảy ra va chạm.

Khung chữ A được đặt ở phía sau đầu của người lái ngay dưới đường ống khí nạp của động cơ. Có nhiệm vụ ngăn cản những mối nguy hiểm đến từ phía sau người lái. Ngược lại, khung Halo đảm nhiệm vai trò bảo vệ an toàn từ phía trước và hai bên. Ngoài ra, với sự xuất hiện của cả hai khung bảo vệ thì chúng có thể giữ được an toàn cho người lái trong trường hợp xe bị lăn vòng trên đường đua.

Khung an toàn Halo được chính thức đưa vào xe đua F1 lần đầu vào mùa giải năm 2018. Các mẫu xe đua ở những mùa giải trước đó chỉ được trang bị khung an toàn chữ A ở phía sau. Khung Halo được chế tạo bằng vật liệu titanium và nặng khoảng 9kg và nó có thể chịu được sức nặng của một chiếc xe buýt hai tầng.

Sự xuất hiện của khung an toàn Halo vào thời điểm đầu cũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều khi có những ý kiến cho rằng thiết kế này sẽ làm giảm tầm nhìn của tay đua và ảnh hưởng đến quá trình lái xe. Tuy nhiên, sau những dữ liệu thu thập được từ các vụ va chạm thì người ta có thể tính toán được tỉ lệ sống sót của người lái tăng lên 17% nhờ có khung Halo.

Lewis Hamilton, một trong những tay đua vĩ đại nhất trong lịch sử của giải đua công thức 1 cũng đã từng được khung Halo giữ lại mạng sống trong một va chạm xảy ra vào năm 2021. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mà khung Halo cứu mạng các tay đua trong những vụ va chạm nguy hiểm. Điều này càng cho thấy vai trò của chúng là cực kì quan trọng trước những ý kiến trái chiều trong thời điểm mới được đưa ra mắt.

13. Khoang lái xe đua F1:

Khoang lái của xe đua F1 nằm ở phần khung Monocoque. Thiết kế của khoang lái phải đảm bảo được hai yêu cầu đó là đảm bảo được sự thoải mái tốt nhất cho người lái và phải dễ dàng thoát ra khi xe gặp sự cố.

Ghế ngồi của người lái sẽ được thiết kế tùy theo dáng người của mỗi tay đua nhằm đem lại sự thoải mái tốt nhất. Các tay đua sẽ ngồi trong tư thế lưng ngả về phía sau nhiều hơn và phần chân được nâng lên cao hơn. Với cách ngồi như thế này thì chiều dài tổng thế của khoang lái tăng lên và chiều cao sẽ được giảm xuống, phù hợp với hình dáng tổng thể của chiếc xe.

Việc ngồi vào trong xe để tiến hành chặng đua sẽ hơi khó khăn khi khoang lái khá chật chội, không rộng rãi như những chiếc xe thương mại trên thị trường. Tuy nhiên việc thoát ra ngoài lại có thể diễn ra vô cùng nhanh chóng khi người lái chỉ cần tháo dây an toàn, chống tay lên phần thành hai bên và nâng cơ thể lên phía trên. Phần chân của tay đua sẽ được rút ra một cách dễ dàng và rời khỏi khoang lái của xe một cách cực kì nhanh chóng.

Thiết kế này đều đã được các đội đua tính toán và thiết kế rất kĩ lưỡng nhằm giúp cho các tay đua có thể thoát ra khỏi xe một cách nhanh nhất khi xảy ra tai nạn.

Trên ghế ngồi có 6 dây đai giữ an toàn cho các tay đua, 2 dây đai vòng qua vai, 2 dây đai ở bên hông và 2 dây đai còn lại ở vùng hạ bộ. Việc sử dụng nhiều dây an toàn sẽ giúp giữ chắc chắn người lái vào chiếc ghế, giảm sự ảnh hưởng của lực li tâm lên người lái trong quá trình diễn ra chặng đua. Tất cả 6 dây đai sẽ được giao nhau tại một ổ khóa đặt ngay trên bụng của người lái. Điều này giúp các tay đua có thể nhanh chóng tháo dây an toàn chỉ với một thao tác bấm nút trên ổ khóa và thoát ra ngoài trong trường hợp xảy ra các va chạm không mong muốn.

14. Mũ bảo hiểm và đồ bảo hộ F1:

Việc ngồi ngay bên cạnh một thùng nhiên liệu chứa hơn 100L xăng ở bên trong. Dễ hiểu khi những món đồ bảo hộ cho các tay đua F1 như quần áo, găng tay, giày và mũ bảo hiểm đều là những thứ có khả năng chống cháy. Đặc biệt, mũ bảo hiểm của các tay đua F1 có thể chịu được ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 800oC trong hơn 30 phút.

Trên mũ bảo hiểm có một dây đai kết nối giữa mũ bảo hiểm với một loại nẹp đặc biệt đeo trên vai của người lái. Thiết bị này giúp hạn chế chuyển động của phần đầu trong quá trình diễn ra chặng đua. Ngoài ra, trên mũ bảo hiểm còn có các cánh gió ở phía trước và phía sau giúp cho mũ bảo hiểm không bị lệch bởi ảnh hưởng của không khí trong lúc xe di chuyển.

Ví dụ như trong trường hợp phanh xe, đầu của người lái có thể bị gập cúi xuống vì ảnh hưởng của lực quán tính. Điều này khiến cho người lái có thể bị mất tập trung và tầm quan sát. Mặt khác, khi được trang bị thêm thiết bị nẹp. Đầu của người lái có thể được giữ vững trong những tình huống như trên, qua đó giữ được sự tập trung cho các tay đua.

Bên trong mũ bảo hiểm có một ống hút được nối với bình nước nhỏ đặt ở sau ghế ngồi giúp bổ sung nước cho các tay đua. Việc này là vô cùng cần thiết vì như đã nói ở phần 1, các tay đua sẽ bị mất rất nhiều nước trong quá trình diễn ra chặng đua. Vì vậy cần phải cung cấp nước cho các tay đua để họ có thể giữ được trạng thái tốt nhất trong chặng đua.

15. Vô lăng của xe đua F1:

Vô lăng có lẽ là chi tiết khác biệt lớn nhất giữa xe đua F1 và các dòng xe thương mại trên thị trường. Nhưng trước tiên hãy cùng trả lời cho câu hỏi vì sao vô lăng F1 không có hình tròn như đã đề cập ở phần 2 nhé.

Vô lăng F1 không có hình tròn là bởi vì góc quay của nó nhỏ hơn so với các loại vô lăng thông thường và các tay đua sẽ không cần phải bỏ tay ra khỏi vô lăng để đánh lái trong những khúc cua gắt. Qua đó rút ngắn được khoảng thời gian xoay vô lăng trong mỗi khúc cua, đồng thời không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của tay đua.

Ngoài ra, vô lăng của xe đua F1 còn có thể được tháo rời ra khỏi xe sau khi kết thúc mỗi chặng đua. Lí do là bởi các vô lăng F1 được thiết kế và chế tạo tùy theo từng tay đua sẽ sử dụng nó. Tất cả các yếu tố như kích thước vô lăng, kích thước tay cầm, tiết diện mặt bám của các ngón tay, vị trí các nút điều khiển,…đều sẽ được đo đạc và chế tạo theo đôi tay của người lái nhằm đem lại cảm giác cầm nắm thoải mái nhất. Chính vì thế nên các vô lăng đều có thể được tháo ra khỏi xe và thay bằng một chiếc vô lăng khác phòng trường hợp phải thay đổi tay đua.

Vô lăng F1 có thể được chia thành 3 khu vực chính đó là:

  • Tay cầm của người lái ở hai bên vô lăng.
  • Màn hình hiển thị nằm ở giữa.
  • 3 nút điều khiển động cơ, khung gầm (hệ thống treo) và các chế độ làm việc nằm ở dưới màn hình hiển thị.

Ngoài ra còn rất nhiều các dãy đèn led thông báo và các nút bấm chức năng khác như:

  • ERS: Nút điều khiển hệ thống phục hồi năng lượng MGU-H và MGU-K.
  • MENU NAV: Các nút điều hướng Menu ở hai bên vô lăng.
  • RADIO: Nút điều khiển liên lạc với đội đua.
  • WARNING LIGHTS: Dãy đèn LED cảnh báo các hệ thống quan trọng trên xe.
  • REV/ SHIFT LIGHTS: Đèn LED thông báo vòng tua của động cơ.
  • LAUNCH CONTROL: Nút điều khiển khởi động.
  • BRAKE BIAS: Nút điều khiển chế độ phanh.
  • PIT LIMITS: Nút giới hạn tốc độ và gia tốc làn đường pit.
  • ENGINE MAPPING: Nút điều chỉnh đặc tính hiệu suất động cơ.
  • DRS: Nút chuyển đổi DRS.
  • REAR DIFF TURN EXIT / ENTRY: Nút điều khiển khóa visai cầu sau.
  • DRINKS: Nút cung cấp nước uống.
  • NEUTRAL REVERSE: Nút về số không và số lùi.
  • MESSAGE OK: Nút tin nhắn OK.
  • OVERTAKE: Nút cài đặt nhanh cho tình huống người lái muốn vượt lên trên.
  • HYDRAULICS: Nút điều khiển các hệ thống thủy lực trên xe.

Mặt dưới của vô lăng là các lẫy điều khiển hộp số và bộ ly hợp của xe:

  • GEAR SHIFT: Lẫy điều khiển chuyển số.
  • CUSTOMIZABLE: Lẫy tùy chỉnh.
  • CLUTCH: Lẫy điều khiển ly hợp.

Vì có quá nhiều các nút điều khiển như vậy nên các tay đua luôn phải tập luyện với vô lăng một cách thường xuyên nhằm giữ được thói quen và độ chính xác khi điều khiển vô lăng.


Một số bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác