Tại sao các nhà sản suất ô tô hạn chế sơn màu đen?

(News.oto-hui.com) – Màu đen xe ô tô luôn là màu sắc không bao giờ bị lỗi thời, rất phù hợp khi bên cạnh “bộ cánh” bất kỳ của chủ nhân chiếc xe. Tuy nhiên, ở một số quốc gia nhiệt đới, màu sắc này lại bị giới hạn, ít được sản xuất. Vậy tại sao các nhà sản xuất ô tô hạn chế sơn màu đen?

Trong một số nghiên cứu mà khoa học chứng minh rằng, sử dụng quần áo màu sắc tối sẽ hấp thu ánh nắng mặt trời mạnh hơn là màu sắc sặc sỡ (do các màu này sẽ phản chiếu lại). Chính vì đặc điểm này mà nhà sản xuất xe hơi rất hạn chế đưa ra xe có màu đen ở các nước nhiệt đới, nhiều nắng, các nước vùng xa mạc.

Màu đen – Màu hấp thụ nhiệt rất nhiều

Ngược lại thì một số thành phố trên thế giới cấm các nhà sản xuất bán xe hơi mới có màu đen, điều này không phải liên quan đến mật độ xe giao thông mà giữ cho môi trường tránh bị tác động. Điều này nghe có vẻ hơi vô lý hoặc quá lo xa, nhưng nếu xem xét trên mức độ hiệu quả sử dụng xe và tác động môi trường thì cũng không có gì khó hiểu cả.

  • Ở thời điểm năm 2008 – 2009, Bang California (ở Mỹ) đã áp dụng việc cấm bán xe có màu sắc đen chỉ vì lo ngại sự ảnh hưởng đến môi trường cũng như không đem lại sự thoải mái cho người sở hữu.
Tại sao các nhà sản suất ô tô hạn chế sơn màu đen?

Đây có vẻ là bằng chứng rất vô lý, thế nhưng nếu xét bằng chứng về khoa học, đây là điều hoàn toàn phù hợp. Theo nghiên cứu của Cơ quan Công nghệ Năng lượng Thí nghiệm Berkeley (Mỹ) vào năm 2011 đã phát hiện ra các màu sơn trắng, bạc và những loại sơn màu sáng khác có thể cải thiện hiệu suất của xe hơi.

Nội dung nghiên cứu cho biết:

  • Thí nghiệm trên hai chiếc Honda Civic màu bạc và màu đen, và nhận thấy các xe hơi có màu sắc sáng phản xạ khoảng 60% ánh sáng mặt trời so với những xe hơi có màu sắc tối.
  • Điều này giúp những xe sáng màu tiết kiệm 2% nhiên liệu so với những xe tối màu (do dùng điều hòa nhiệt độ trong xe ở mức nhiệt cao hơn).
  • Từ đó, nó giúp giảm 1,9% khí thải carbon dioxide, trong khi các xe tối màu lại tăng 1% các loại khí thải độc hại khác.

Rất nhiều nhà khoa học nói rằng một chiếc xe hơi nóng hơn sẽ cần đến nhiều năng lượng để làm mát hơn.

  • Điều này sẽ gây tốn nhiên liệu, vì nó yêu cầu nhiều nhiên liệu để chạy điều hòa, và nó cũng tăng các loại khí thải độc hại của xe hơi.
  • Giảm số lượng xe hơi màu đen lưu thông trên đường phố có thể góp phần giảm các loại khí thải khói, bụi và khí thải nhà kính.
  • Đây cũng là một bước nhỏ giúp chống sự nóng lên của toàn cầu.

Chất lượng nội thất của những chiếc xe có màu đen cũng thường xuyên bị tra tấn nhiệt độ cao hơn bình thường khi đậu dưới trời nắng, mau xuống cấp hơn.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới sức khỏe là khi nhiệt độ toàn khoang ca-bin tăng nhanh và cao sẽ sản sinh những độc thải những hợp chất hữu cơ từ các chất liệu nhựa, keo dán, da nhân tạo, vinyl… có trong ca-bin.

  • Vào mùa hè những độc chất này tăng cao dưới tác dụng của tia UV và nhiệt.
  • Khi mọi người vào xe và thường sử dụng chế độ làm lạnh nhanh của điều hòa để giải quyết nhiệt độ, sẽ vô tình khuấy động không khí có nhiễm những độc tố luân chuyển khắp khoang ca-bin, rất có hại cho sức khỏe.

Thế nhưng, nếu lỡ yêu một chiếc xe hơi màu đen, ta phải làm sao để xử lý vấn đề trên?

  • Cách tốt nhất là đậu ở nơi bóng râm, dưới ánh nắng mặt trời, hé một ít phần kính xe nếu phải đậu xe lâu. Hạ thẳng kính xe để giảm đi phần không khí nóng ngột ngạt khó chịu trong xe trước khi bật điều hòa. Tuy nhiên, việc hạ kính xe đồng nghĩa với việc ta phải luôn để mắt đến những kẻ tò mò xung quanh chiếc xe.
  • Cân nhắc đến việc đổi màu của nóc xe sáng hơn, hoặc sử dụng phim cách nhiệt,…

Tổng hợp


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác