Theo Dantri

Tại sao các hãng sản xuất ô tô hay trì hoãn triệu hồi xe?

(News.oto-hui.com) – Triệu hồi xe là việc làm thể hiện uy tín, trách nhiệm của hãng sản xuất khi chiếc xe xuất hiện những lỗi nguy hiểm, tiềm tàng dấu hiệu không an toàn đối với khách hàng. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng các hãng xe thường hay chậm chạp trong việc triệu hồi, dù là vô tình hay cố ý. Tại sao các hãng sản xuất ô tô hay trì hoàn triệu hồi xe? Tại sao nó không diễn ra một cách nhanh chóng mà phải đợi nhiều tháng hoặc cả năm trời?

Triệu hồi xe chắc chắn là sự cố không mong muốn của bất cứ nhà sản xuất ô tô nào, đơn giản vì nó cho thấy xe bị lỗi an toàn nghiêm trọng. Để tránh rơi vào tình huống này, các nhà sản xuất phải chạy thử xe trên hàng ngàn km trong nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau để hoàn thiện sản phẩm. Dù vậy, vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ các vấn đề về kỹ thuật.

Tại sao các hãng sản xuất ô tô hay trì hoãn triệu hồi xe?
Tại sao các hãng sản xuất ô tô hay trì hoãn triệu hồi xe?

Triệu hồi xe được thực hiện ở 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Phòng tránh nhằm giúp sản phẩm an toàn và tốt hơn và lỗi chưa xảy ra.
  • Cấp độ 2: Sau quá trình kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp có thể phát hiện ra một số lỗi có thể xảy ra với xác suất thấp. Sau đó, họ sẽ thực hiện triệu hồi nhằm khắc phục chúng để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
  • Cấp độ 3: Triệu hồi khi lỗi đã xảy ra nhưng chưa ghi nhận sự cố/thiệt hại/thương vong.

Nhiều nhà sản xuất ô tô rất nghiêm túc, nhanh chóng triển khai các thủ tục triệu hồi và sửa lỗi cho xe. Tuy nhiên, các nhà sản xuất phần lớn lại trì hoãn triệu hồi xe, không muốn là người đầu tiên “gây chú ý”.

Gây chú ý – Điều mà hãng sản xuất không bao giờ muốn ngay khi xảy ra vấn đề với chiếc xe của mình

Một nghiên cứu gần đây của Trường Kinh doanh Kelley, thuộc Đại học Indiana, đối với việc triệu hồi xe trong suốt 48 năm tại Mỹ cho thấy các nhà sản xuất ô tô thường đợi cho tới khi có một đối thủ cạnh tranh thông báo triệu hồi xe, ngay cả khi đó là một lỗi không có gì liên quan, thì mới tiến hành triệu hồi xe của mình.

Việc này cho thấy thông báo triệu hồi xe có thể không chỉ xuất phát từ việc từng công ty phát hiện khiếm khuyết trên sản phẩm, hoặc lo lắng cho quyền lợi của người tiêu dùng, mà có thể còn bị tác động bởi việc triệu hồi xe của các đối thủ cạnh tranh, một hiện tượng chưa từng được nghiên cứu trước đây.

Lỗi Túi khí Takata là minh chứng cho việc này, một hãng bị lỗi sẽ kéo theo nhiều hãng khác bị lỗi.
Lỗi Túi khí Takata là minh chứng cho việc này, một hãng bị lỗi sẽ kéo theo nhiều hãng khác bị lỗi.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 3.117 đợt triệu hồi xe trong suốt 49 năm, từ 1966 đến 2013, sử dụng một mô hình để phân tích việc triệu hồi xe theo nhóm và phân loại các đợt triệu hồi xe thành dạng đi đầu hay theo sau trong một nhóm.

  • Họ phát hiện ra rằng có tới 73% đợt triệu hồi xe được thực hiện theo nhóm kéo dài 34 ngày, và trung bình có 7,6 đợt triệu hồi kiểu “theo đuôi”.

Yếu tố nào ảnh hưởng nhất khiến các hãng xe hay trì hoãn triệu hồi xe?

“Động lực” lớn nhất trong vấn đề phức tạp này là thị trường chứng khoán. Nghiên cứu trên đã nghiên cứu 6 nhà sản xuất ô tô có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ, gồm Chrysler, Ford, General Motors (GM), Honda, Nissan, và Toyota.

Giả thuyết được đặt ra là các nhà sản xuất ô tô cố tình hoặc vô tình trì hoãn triệu hồi xe cho đến khi có ‘đồng bọn’. Làm như vậy, họ sẽ tránh được việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh vì thông tin triệu hồi xe.” – Ông George Ball, giảng viên Trường Kinh doanh Kelley, cho biết.

Nhà sản xuất ô tô nào triệu hồi xe đầu tiên sau một thời gian yên ắng sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất; mức độ thì tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của lỗi. Trong số 6 nhà sản xuất nói trên, chỉ có 9% các đợt triệu hồi xe họ đi đầu. 

  • Toyota là trường hợp ngoại lệ, với số đợt triệu hồi xe thực hiện một cách vô tư hơn – 31% đợt triệu hồi mang tính khởi xướng.

Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) hiện yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải công khai thời điểm phát hiện lỗi để hạn chế tình trạng trì hoãn triệu hồi xe. Với những lỗi nghiêm trọng, sự trì hoãn thông báo triệu hồi xe có thể phải trả giá bằng sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. 


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác