Tri.H

Triệu hồi xe: Những sai lầm về nhận thức

(News.oto-hui.com) – Ngày nay, các trường hợp triệu hồi xe ở các hãng ngày một xuất hiện nhiều hơn. Có thể thấy gần đây nhất là vụ Toyota thông báo triệu hồi hơn 700 xe Innova và Fortuner 2020 vì lỗi lắp ráp bulong. Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó bạn cũng nhận được thông báo tương tự. Vậy triệu hồi xe có tốt hay không?

Cảm nhận của bạn về việc triệu hồi sẽ là tốt hay xấu? Thông thường mọi người sẽ cảm thấy phiền hà với chuyện này. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và suy xét lại. Dưới đây là những sai lầm về nhận thức của việc triệu hồi xe.

Triệu hồi xe: Những sai lầm về nhận thức

1. Triệu hồi xe là gì?

Triệu hồi xe là hành động của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu thực hiện đối với những chiếc ô tô đã được tung ra thị trường. Chúng được triệu hồi khi doanh nghiệp phát hiện những khuyết tật trong quá trình thiết kế, chế tạo, sản xuất và lắp ráp. Với mục đích cuối cùng là ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc triệu hồi xe được thực hiện ở 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Phòng tránh nhằm giúp sản phẩm an toàn và tốt hơn và lỗi chưa xảy ra.
  • Cấp độ 2: Sau quá trình kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp có thể phát hiện ra một số lỗi có thể xảy ra với xác suất thấp. Sau đó, họ sẽ thực hiện triệu hồi nhằm khắc phục chúng để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
  • Cấp độ 3: Triệu hồi khi lỗi đã xảy ra nhưng chưa ghi nhận sự cố/thiệt hại/thương vong.
Triệu hồi xe cũng là một tiêu chí đánh giá thị trường ô tô nước đó

2. Nên có cái nhìn tốt hơn về việc triệu hồi xe?

Thực tế, trong quá trình sản xuất ô tô, các thử nghiệm an toàn cũng chưa chắc đã cho kết quả chính xác tuyệt đối. Đôi khi, lỗi có thể được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những khiếm khuyết chỉ có thể phát hiện được trong quá trình sử dụng.

  • Năm 2014, 30 triệu xe bị triệu hồi trên toàn cầu, 124 người chết, nộp phạt 900 triệu USD là những con số mà GM gây ra do lỗi công tắc đánh lửa từ chục năm trước đó.
  • Năm 2019, Rolls-Royce cũng đã thông báo triệu hồi xe Cullinan do đèn phanh không đủ độ sáng, có thể gây tai nạn cho xe khác do giảm tầm nhìn.

Vì vậy, việc triệu hồi xe cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của các nhà sản xuất và phân phối khi họ chủ động rà soát, hậu kiểm, tự phát hiện hoặc tiếp thu ý kiến khách hàng.

Bảng thống kê của việc triệu hồi xe trong năm 2014

Ngoài ra, việc triệu hồi xe còn được xem như một tiêu chí đánh giá sự phát triển của một thị trường ô tô. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có cảm giác luôn được bảo vệ, không có cảm giác bị đe doạ bởi những sai sót từ nhà sản xuất.

Về bản chất, đối với các hãng xe, một đợt triệu hồi như vậy sẽ tiêu tốn của họ rất nhiều tài nguyên, từ nhân lực đến tài sản. Tuy nhiên, họ sẽ không ngần ngại thực hiện việc này vì quyền lợi khách hàng và uy tín của bản thân. Ta có thể thấy sự hưởng ứng mạnh mẽ của khách hàng khi doanh số của một số hãng đã tăng mạnh sau các đợt triệu hồi.

Triệu hồi xe cũng khiến hãng ô tô đó phải tiêu tốn rất nhiều tài nguyên

Còn đối với khách hàng, ta nên có cái nhìn khách quan hơn về sự quan trọng của các đợt triệu hồi. Khách hàng thường hỏi rất nhiều khi nghe tin xe của họ gặp lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng sau một thời gian thì họ vẫn chưa mang xe đến khắc phục. Ta chỉ bỏ ra vài giờ để khắc phục, nhưng sẽ có thêm rất nhiều tiếng yên tâm ở trên đường.

3. Thực trạng triệu hồi xe ở nước ta:

Thực tế, các đợt triệu hồi tại Việt Nam hiện nay chủ yếu do đề xuất từ các doanh nghiệp. Đa số các thông báo triệu hồi thường được đưa ra trước khi khách hàng phát hiện ra lỗi hoặc chưa gây hậu quả gì nghiêm trọng. Thậm chí, Toyota Việt Nam còn thực hiện hẳn một đợt triệu hồi cho một dòng xe mà chỉ có 4 chiếc đang lăn bánh ở Việt Nam.

Theo thống kê của cục Đăng kiểm Việt Nam, có hai trường hợp triệu hồi xe ở các hãng:

  • Các hãng chủ động triệu hồi.
  • Bị buộc triệu hồi do yêu cầu từ cơ quan phụ trách.
Có hai trường hợp triệu hồi xe: Chủ động triệu hồi hoặc bị buộc triệu hồi

Do đó, không thể đảm bảo chính xác rằng các hãng xe không có đợt triệu hồi nào trong suốt thời gian dài là hoàn toàn an toàn. Có những doanh nghiệp cố tình che giấu các lỗi kỹ thuật cho đến khi bị khách hàng phản ảnh, khởi kiện rồi mới chính thức thông báo triệu hồi.

  • Nhiều khách hàng không tìm hiểu kỹ, vẫn mặc định rằng lệnh triệu hồi luôn đồng nghĩa với những vấn đề nghiêm trọng. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
  • Cũng bởi những suy nghĩ sai lầm này, có những thời điểm cụm từ “triệu hồi xe” bị coi nhạy cảm. Trong quá khứ, có nhiều doanh nghiệp vì sợ điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của mình, nên đã tìm cách né tránh, che giấu.

Do đó, khi nhận được thông báo triệu hồi, chúng ta không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh đến các đại lý để khắc phục. Nên nhớ rằng, không chỉ riêng Việt Nam mà là toàn thế giới, nhận thức của khách hàng là một nhân tố quyết định trong sự thành công của cả một ngành công nghiệp.

Tổng hợp


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác