Quang Nam (Theo Nghe nhìn Việt Nam)

Sắp có giải đua xe ô tô bay đầu tiên?

(News.oto-hui.com) – Trong năm nay, giải đua xe ô tô bay chạy điện có tên gọi EXA Series có thể sẽ được tổ chức lần đầu tiên, sử dụng những chiếc ô tô bay từ hãng Alauda.

Trong khi phần lớn ngành công nghiệp xe bay VTOL (electric vertical take-off and landing – cất hạ cánh theo chiều thẳng đứng) tập trung vào taxi hàng không đô thị hoặc vận chuyển hàng hóa, thì doanh nhân Matthew Pearson lại có một ý tưởng khác: xe đua bay chạy điện. Vì vậy, vào năm 2019, ông đã thành lập hai công ty, Alauda Aeronautics để sản xuất máy bay và Airspeeder, một giải đấu để đua chúng.

Giờ đây, Airspeeder cho biết họ đã hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc xe đua bay và sẵn sàng tổ chức cuộc đua đầu tiên thuộc series EXA trong năm nay. Chiếc xe đua bay đó có tên gọi Alauda Mk3, đã có các chuyến bay thử nghiệm ở miền nam nước Úc. Họ đã được Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng của Úc –  đơn vị đã chứng nhận chiếc xe giám sát. Tầm nhìn của Pearson là một cuộc đua phần nào gợi nhớ đến các cảnh mang tính biểu tượng của bộ phim Star Wars mà không có con người trên ghế phi công.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 1

Ba cuộc đua đầu tiên, dự kiến diễn ra vào năm 2021 đều sẽ sử dụng xe bay điều khiển từ xa. Công ty đang lên kế hoạch cho một buổi bay thử có người lái vào đầu năm 2022. Theo Alauda, chiếc Mk3 không người lái có thể đạt tốc độ tới 200km/h và chỉ nặng 130kg. Nó chỉ mất 2,8 giây để đạt 0-100km/h – nhanh không kém Tesla Model S hay Porsche Taycan. Vấn đề nạp năng lượng nhanh được giải quyết bằng những bộ pin có thể thay thế nhanh chỉ khoảng dưới 20 giây – tương tự cách xe đua F1 nạp nhiên liệu. Mk3 có thể bay được 10 tới 15 phút với một khối pin, chính vì vậy tay đua sẽ phải đổi pin khoảng 3 lần mỗi một trận đấu.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 2

 Mk3 được trang bị một loạt các cảm biến LIDAR và radar mà Pearson cho biết tạo ra một hệ thống tránh va chạm. Công ty không nói rõ số lượng cảm biến có trên mỗi chiếc và từ chối cung cấp thêm chi tiết về hệ thống. Tuy nhiên, thách thức của việc thiết kế hệ thống an toàn cho một chiếc xe đua đang bay, đó là cho phép những chiếc xe bay gần nhau nhất có thể mà không thực sự va vào nhau. Đây là một vấn đề đối với các phi công – những người sẽ cạnh tranh với nhau, cũng như hệ thống của Airspeeder.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 3

Pearson giải thích: “Những chiếc xe “nói chuyện” với nhau, chúng biết những chiếc khác đang ở đâu và tất cả chúng đều đang giải quyết vấn đề tránh va chạm theo cách giống nhau bằng cách sử dụng cùng một thuật toán. Vì vậy, họ biết rằng họ có thể dự đoán hành vi của nhau. Đó là giới hạn để tránh va chạm, nhưng bên trong đó, chúng tôi muốn cung cấp cho các phi công nhiều quyền tự do kiểm soát nhất có thể. Vì vậy, xoá bỏ rào cản giữa phi công và máy sẽ là một điều thực sự thú vị”.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 4

 Mặc dù nhiều người muốn so sánh Alauda với các công ty eVTOL lớn đang phát triển dịch vụ taxi hàng không, Pearson cho biết tính kinh tế và con đường thương mại hóa xe đua bay chạy điện là khác nhau. Ông nói: “Xe bay thương mại hóa được chứng nhận nhanh hơn rất nhiều. Chúng tôi có thể chạy đua trước khi bất kỳ ai có thể tham gia vào các hoạt động thương mại”. Một lý do tại sao chúng có thể nhanh được cấp phép như vậy là bởi vì lộ trình chứng nhận của nó rất khác so với yêu cầu của taxi hàng không được thiết kế để đưa đón mọi người.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 5

Những công ty khởi nghiệp này có thể chi hàng trăm triệu đô la – thậm chí lên đến 1 tỷ đô la, theo một số ước tính – cho việc thiết kế, chứng nhận và sản xuất một mẫu xe bay duy nhất. Mk3 đang bay theo chứng nhận thử nghiệm với Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng của Úc, có nghĩa là mặc dù nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và đủ điều kiện bay nhất định, nhưng gánh nặng về quy định lại ít hơn nhiều so với một xe bay chở khách.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 6

 “Điều quan trọng trong chương trình của chúng tôi là giữ cho các phương tiện trong chu kỳ phát triển liên tục. Vì vậy, thay vì cố gắng chế tạo một chiếc và sau đó chứng nhận nó trong vòng 10 năm, chúng tôi đang cố gắng chế tạo xe bay mới hàng năm”, ông giải thích. “Đó không phải là cách hàng không thực sự hoạt động bình thường. Và chắc chắn, nếu bạn muốn tham gia các ứng dụng chở khách, đó không phải là cách bạn làm“.

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 7

Airspeeder có vòng tài trợ đầu tiên vào tháng 4 năm 2020 với số tiền không xác định, được dẫn đầu bởi các nhà đầu tư Úc Saltwater Capital và Jelix Ventures. Pearson cho biết ông cũng sẽ cung cấp vốn và họ đã tìm cách thu hút quan hệ đối tác từ công ty hậu cần DHL hay nhà sản xuất đồng hồ cao cấp IWC Schaffhausen. Công ty từ chối cung cấp thêm chi tiết cụ thể về cách quản lý tài trợ cho hoạt động sản xuất hàng không quy mô nhỏ ngay từ đầu. 

Sau khi đua ô tô trên cạn, loài người đang chuẩn bị đua ô tô trên cả... bầu trời! ảnh 8

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác