THANH NAM (Lược dịch)

Tìm hiểu về những bộ căng đai cơ bản

(News.oto-hui.com) – Dây đai hay dây cua-roa là một chi tiết không thể thiếu trên động cơ, có nhiệm vụ truyền công suất từ động cơ đến các phụ tải khác như: bơm trợ lực tay lái, máy nén AC hay máy phát điện. Phụ thuộc vào thiết kế của động cơ mà các phụ tải được dẫn động bằng đai thang hoặc đai răng. Dưới đây là ba bộ căng đai cơ bản nhất.

Nếu dây đai không có độ căng phù hợp thì nó sẽ không thể truyền tải hết công suất đến các phụ tải. Ngoài ra còn gây ra các tiếng kêu khi động cơ hoạt động, và có thể gây ra những thiệt hại lớn khi dây đai bị đứt. Để có thể có độ căng phù hợp thì bạn cần điều chỉnh chính xác bộ tăng đai. Trong quá trình kiểm tra và sửa chữa bạn không thể tránh khỏi việc tháo hoặc điều chỉnh bộ tăng đai. Vậy làm thế nào để điều chỉnh chính xác bộ tăng đai?

1. Bộ tăng đai cơ khí:

Bộ tăng đai kiểu cơ khí là loại đơn giản nhất và ít hư hỏng nhất. Tuy nhiên, vì là cơ cấu cơ khí nên sẽ cần được điều chỉnh bằng tay. Điều này khiến độ căng dây đai rất dễ bị sai có thể dây đai sẽ bị quá lỏng hoặc quá căng. Thêm vào đó cần phải tính toán sự giãn nở vì nhiệt khi điều chỉnh.

Để điều chỉnh bộ tăng đai kiểu này bạn có thể dùng chìa khóa miệng để thao tác.

  • Trên bộ tăng đai có 2 đai ốc, một đai ốc để khóa và một để điều chỉnh độ căng đai.
  • Bạn chỉ cần nới lỏng đai ốc khóa rồi vặn đai ốc tăng đai và kiểm tra độ căng đai xem phù hợp không.
  • Nếu đã phù hợp thì siết đai ốc khóa lại.

2. Bộ tăng đai kiểu lò xo:

Bộ tăng đai kiểu này cũng khá phổ biến trên các xe hơi ngày nay. Bộ tăng đai này có cấu tạo phức tạp hơn loại cơ khí ở trên, có thêm một lò xo để giữ độ căng của dây đai. Tuy nhiên, loại này cũng khá đơn giản để lắp đặt và không cần điều chỉnh nhiều. Loại này có khả năng tự thay đổi độ căng theo tốc độ của động cơ.

3. Bộ tăng đai thủy lực

Bộ tăng đai thủy lực có thể là bộ tăng đai hoàn hảo nhất so với hai loại trên do có thể loại bỏ hiện tượng giãn nở vì nhiệt và không có tiếng kêu khi sử dụng. Bộ tăng đai này có một xilanh nhỏ chứa dầu động cơ, áp suất thủy lực từ bơm tạo ra sẽ tác động lên dây đai theo tốc độ động cơ.

  • Vì bơm nhớt được dẫn động trực tiếp từ trục khuỷu nên tốc độ bơm sẽ tương ứng với tốc độ động cơ cũng như tải trọng. Dây đai sẽ có thể chuyền công suất tới các phụ tải một cách tối ưu nhất.

Sau khi tháo bộ tăng đai kiểu này ra bạn cần điều chỉnh lại nó sau khi lắp lại. Để chắc chắn điều chỉnh đúng cách bạn nên tham khảo cẩm nang sửa chữa của xe.

Nguồn: thoughtco


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác