aa1car

Mẹo sửa chữa các vấn đề chính của hệ thống phanh

(News.oto-hui.com) – Các vấn đề chính của hệ thống phanh thường chỉ ra rằng bạn cần sửa chữa và thay thế các chi tiết. Và dưới đây là một số cách sửa chữa các vấn đề chính của hệ thống phanh.

Bài viết liên quan:

1. Mức dầu phanh thấp:

Đây có thể là kết quả khi má phanh bị mòn hoặc là do có rò rỉ bên trong hệ thống.

Nếu đèn báo phanh trên tap-lô cũng bật sáng thì có thể là do rò rỉ.

  • Sự rò rỉ trong hệ thống phanh thì rất nguy hiểm bởi nó có thể khiến phanh không ăn khi xe di chuyển.
  • Cùm phanh, xilanh phanh ở các bánh xe, đường ống dầu phanh và xilanh chính là những chi tiết cần kiểm tra.

Nếu vị trí rò rỉ được phát hiện thì chi tiết hư hỏng cần phải được thay thế. Và bạn cũng không nên lái xe cho đến khi vấn đề được sửa chữa.

2. Bàn đạp phanh thấp:

Bàn đạp phanh thấp có thể là do thanh điều chỉnh guốc phanh ở các bánh sau bị kẹt hoặc điều chỉnh sai. Cài đặt lại thanh điều chỉnh sẽ giúp khôi phục độ cao bàn đạp phanh.

3. Bàn đạp phanh nhẹ:

Nguyên nhân khiến bàn đạp phanh nhẹ thì là do có không khí trong hệ thống phanh hay là do quy trình xả gió không chính xác, mức dầu phanh thấp.

  • Bạn cần xả gió lại hoặc châm thêm dầu phanh vào hệ thống.

4. Hành trình pedal phanh lớn:

Nguyên nhân có thể bao gồm má phanh trước và sau bị mòn, độ cao guốc phanh ở các bánh sau bị cài đặt sai, hoặc có không khí trong hệ thống.

  • Điều này khiến phanh không ăn và nếu có ăn thì bạn cần đạp pedal phanh đi nhiều hơn.

5. Bàn đạp phanh bị rung:

Nếu bạn cảm nhận bàn đạp phanh rung thì có thể do các má phanh bị mòn không đều hoặc đĩa phanh mòn không đều. Khi đó bạn nên thay thế các má phanh và rà lại đĩa phanh để chúng có thể ăn khớp với nhau.

6. Có tiếng ồn phát ra khi phanh:

Thông thường khi má phanh quá mòn thì chúng sẽ chỉ còn lớp vật liệu cứng bên trong, lớp bố phanh đã bị mòn hết. Khi bạn đạp phanh, má phanh cọ sát với đĩa phanh và tạo ra tiếng kêu rít rất khó chịu.

  • Nếu không thay thế má phanh thì đĩa phanh sẽ mòn nhanh và dần dần hình thành nên các vết xước trên toàn bộ chu vi đĩa phanh.

7. Xe bị xỉa sang một bên khi phanh:

Nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra đó là độ ăn của phanh ở 2 bánh trước không đều.

  • Có thể bánh bên trái ăn hơn bánh bên phải và ngược lại, nhưng đều khiến chiếc xe bị lao về một bên khi phanh.
  • Có thể là do bạn đã điều chỉnh độ cao guốc phanh không đều nhau giữa 2 bên bánh trước hoặc cũng có thể có một bánh bị bó kẹt khi phanh.

Sửa chữa vấn đề này cũng không quá khó chỉ cần điều chỉnh lại độ cao các guốc phanh ở 2 bánh trước hoặc kiểm tra xilanh bánh xe xem có bị bó kẹt không.

8. Bàn đạp phanh cứng:

Thông thường bầu trợ lực phanh sẽ giúp hỗ trợ lực phanh, bạn không cần dùng quá nhiều lực để tác động lên pedal phanh mà phanh vẫn ăn. Đó là nhờ vào bầu trợ lực phanh.

Nếu bộ phận này bị hư hỏng thì pedal sẽ có thể cứng hơn, bạn cần đạp phanh mạnh hơn mọi khi.

  • Với vấn đề này thì nên kiểm tra đường ống chân không trên bầu trợ lực phanh hoặc cũng có thể phải thay mới bầu trợ lực vì màng cao su bên trong bị rách.

Như vậy với những liệt kê bên trên về các hư hỏng chính của hệ thống phanh sẽ giúp bạn có thể chăm sóc xế yêu một cách tốt hơn.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn