Nguyễn Trọng Hùng

Hệ thống phanh trên ô tô có những loại nào?

(News.oto-hui.com)  Hệ thống phanh là một trong những hệ thống tất yếu, bắt buộc trên ô tô và những phương tiện di chuyển nói chung. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống phanh trên ô tô.

Phanh là bộ phận không mấy xa lạ đối với chúng ta. Hệ thống phanh trên ô tô dựa vào các chức năng mà người ta sẽ trang bị:

Phanh tay

Giảm tốc độ, đứng yên đỗ xe trên những con đường dốc, mặt phẳng dốc hay sử dụng trong các trường hợp cần thiết, khẩn cấp.

Phanh tay ô tô gồm có 2 kiểu gồm: phanh tay điện tử và phanh tay cơ. 
Phanh tay ô tô gồm có 2 kiểu gồm: phanh tay điện tử và phanh tay cơ.

Nguyên lý hoạt động:

  • Đối với phanh tay cơ khí nó hoạt động bằng cách kéo sợi dây cáp được kết nối với 2 bánh sau của xe ô tô. Nếu bánh sau của xe dùng phanh đĩa, phanh tay thường áp dụng luôn cơ cấu này để nó hoạt động linh hoạt hơn. Chỉ cần kéo tay phanh lên thì phanh tay sẽ hoạt động. Nhấn nút phía đầu tay phanh để nhả phanh.
  • Phanh tay điện tử gắn bộ chấp hành mô-tơ điện một chiều ở 2 bánh sau. Hộp điều khiển phanh của xe sẽ xử lý các tín hiệu nhận được từ người tài xế rồi truyền xuống mô-tơ điện hoạt động. Nếu muốn kéo phanh tay bạn cần phải đạp phanh chân, sau đó, kéo lẫy điều khiển phanh tay. Khi muốn nhả phanh tay điện tử (Unlock), lái xe cần phải đạp chân phanh sau đó nhấn lẫy điều khiển phanh tay xuống. Ngoài ra, phanh tay điện tử có thể tự Unlock khi lái xe vào số tiến hay lùi và đạp bàn đạp ga

Ưu – nhược điểm

So sánh Phanh tay cơ khí Phanh tay điện tử
Ưu điểmTuổi thọ chi tiết cơ khí cao   Chi phí bảo dưỡng thay thế thấp Thông dụng hơn. Cách thức phanh đơn giản Hạn chế được hậu quả của việc quên kéo và nhả phanh tay   Tiết kiệm diện tích cho khoang nội thất Khắc phục được tình trạng kẹt phanh, bó phanh Vượt trội hơn về độ tiện nghi và an toàn
Nhược điểm Thường xảy ra tình trạng kéo phanh nhưng không ăn.   Nếu để quên phanh tay sẽ gây hỏng bộ phận cơ khí trên xe.   Cách thức phanh phức tạp hơn   Ắc-quy chết thì sẽ không cài được phanh  
Phanh chân (đây là cách gọi dựa trên sự đối xứng với phanh tay, cũng như việc dùng chân tác dụng)

Phanh chân có tác dụng giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe khi phương tiện đang vận hành.

Bao gồm 2 loại phanh tang trống (còn gọi là phanh guốc) và phanh đĩa.

Về nguyên lý hoạt động phức tạp nên sẽ được đề cập ở bài viết sau. Mời các bạn tìm đọc!

Ưu – nhược điểm

So sánh Phanh tang trốngPhanh đĩa
Ưu điểm Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng thấp   Kết cấu đơn giản, tất cả nằm trong phần tang trống nên thuận lợi cho việc sửa chữa Thiết kế bao kín nên phù hợp nhiều điều kiện khí hậu Tản nhiệt nhanh hơn, giúp tạo thuận lợi cho khâu chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hệ thống.   Trọng lượng nhỏ hơn Hiệu quả phanh cao (mấy supercar toàn phanh đĩa, có bao giờ lắp phanh guốc đâu)
Nhược điểm Sử dụng trong thời gian dài gây giảm khả năng phanh do sự giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu phanh   Hiệu quả phanh thấp Trọng lượng lớn Chi phí lắp đặt, sửa chữa cao   Thiết kế hở nên bề mặt đĩa phanh dễ bị bám bụi bẩn làm ảnh hưởng tới hiệu quả phanh

Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống phanh trên xe ô tô tới các bạn!


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác