Hướng dẫn cách kiểm tra các loại dầu nhớt trên xe hơi

(News.oto-hui.com) – Xe hơi là một khoản đầu tư lớn của bạn, kiểm tra dầu nhớt thường xuyên sẽ giúp xe tránh khỏi các hư hỏng cơ khí, các tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy bạn nên học cách tự mình kiểm tra các loại dầu nhớt trên xe hơi.

Bài viết liên quan:

1. Sử dụng sổ tay hướng dẫn.
Sổ tay hướng dẫn của xe sẽ chỉ bạn khi nào cần thay thế dầu nhớt. Bạn nên đánh dấu ngày thay nhớt lên lịch, và kiểm tra dầu nhớt thường xuyên.

2. Đậu xe trên nền phẳng, kéo phanh tay.

3. Mở nắp capô.

4. Kiểm tra nhớt động cơ.
Bạn nên kiểm tra nhớt động cơ khi động cơ đã nguội, để nhớt rút hết từ các chi tiết về dưới cạc te. Xác định vị trí cây thăm nhớt, rồi rút cây thăm nhớt ra. Dùng một miếng vải sạch để lau hết bụi bẩn và nhớt trên cây thăm nhớt. Sau đó đút cây thăm nhớt trở lại vị trí và rút ra lại để quan sát mực nhớt.

+ Trên cây thăm nhớt thường có đánh dấu hai vị trí báo mức nhớt đủ và mức nhớt thấp nhất (thường kí hiệu là L-low và F-full), bạn nên kiểm tra vài lần để xác định đúng mức nhất. Với xe mới mua, bạn có thể mang xe vào hãng để kiểm tra và thay nhớt. Một số loại động cơ tiêu thụ nhiều nhớt hơn các loại khác vì vậy kiểm tra nhớt thường xuyên là cần thiết.

+ Nhớt động cơ sạch thì trong và có màu vàng, còn nhớt bẩn sẽ có màu đen hoặc nâu.
+ Bạn có thể thay nhớt theo định kì, sáu tháng một lần. Còn nếu xe của bạn vận hành nhiều thì bạn có thể thay thế nhớt thường xuyên hơn và không theo cần theo định kì.
+ Chú ý quan sát bên ngoài động cơ để xem có bị xì nhớt không. Nếu có xì nhớt thì có thể là do ron (ron cạc te) bị hư hỏng làm cho lượng nhớt bị thiếu. Khi đó bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra.
+ Nếu nhớt có màu cà phê sữa, có bọt khí thì nhớt đã bị nhiễm nước làm mát, hiên tượng này có thể là do thổi ron nắp quy lát. Khi đó bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra.

5. Kiểm tra dầu hộp số.
Kiểm tra dầu hộp số khi xe đang ở số N hoặc số P. Trước tiên xác định cây thăm dầu hộp số. Sau đó làm tương tự như khi kiểm tra nhớt động cơ.

+ Dầu hộp số thường có màu đỏ, và không cần thay thay thế thường xuyên. Với xe mới bạn nên thay dầu khi xe đi được 160.000 (Km). Dầu cần thay thế thường có màu đen, nâu, có mùi khét.

6. Kiểm tra dầu thắng.
Sử dụng sổ tay hướng dẫn để xác định vị trí của bình dầu thắng trên xe. Nó thường nằm bên phải của khoang động cơ, phía sau khu vực bình ắc quy và có dán nhãn “Brake Fluid”. Quan sát mức dầu thắng trên bình, bình dầu thường có hai mức L-low và F-Full. Nếu bạn không thể nhìn rõ mức dầu trên bình, hãy mở nắp bình và quan sát bên trong.

+ Dầu thắng thường không bị hao hụt, nhưng nếu hệ thống bị rò rỉ thì dầu sẽ thiếu và làm hệ thống thắng không hoạt động chính xác. Vì vậy nếu thấy dầu bị thiếu, hãy kiểm tra xe có rò rỉ nào trên hệ thống hay không.

7. Kiểm tra dầu trợ lực tay lái.
Xác định vị trí bình chứa và quan sát mức dầu trợ lực trong bình. Làm tương tự như khi kiểm tra dầu thắng. Một số xe sử dụng hệ thống trợ lực tay lái điện nên sẽ không có bình dầu trợ lực.

8. Kiểm tra nước làm mát.
Kiểm tra nước làm mát khi động cơ đã nguội hẳn, nếu không khi bạn mở nắp bình chứa, nước làm mát có thể sẽ phun ra gây bỏng cho bạn. Bình chứa này thường nằm trên và gần két nước.

+ Nước làm mát cho động cơ phải có nhiệt độ đóng băng thấp và nhiệt độ sôi cao. Có thể pha nước làm mát với nước thường để làm mát cho động cơ.

9. Kiểm tra nước rửa kính.
+ Nước rửa kính không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của xe. Nó được dùng để phun lên kính chắn gió, kết hợp với gạt nước để làm sạch kính.
+ Bạn nên kiểm tra và châm thêm nước vào bình chứa.

10. Kiểm tra áp suất lốp.
Tình trạng của lốp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và độ an toàn của xe. Vì vậy bạn nên kiểm tra lốp thường xuyên hơn kiểm tra nhớt động cơ. Chú ý đến độ mòn hoa lốp để xem lốp có cần thay thế không.

Thanh Nam

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác