Trí Dương - Tổng hợp

Điều gì đã tạo nên huyền thoại Toyota Supra

(News.oto-hui.com) – Chúng ta vẫn thường nghe những người lớn trong gia đình nói rằng nếu mua xe máy chọn Honda, mua ô tô chọn Toyota. Giới trẻ ngày này khi nhắc đến siêu xe, họ sẽ nghĩ ngay đến những Lamborghini, Mercedes G63, Audi R8,…… Đâu đó, người ta vẫn giữ trong lòng mình một bóng hình huyền thoại: Toyota Supra.

Khối động cơ của nhà Toyoya
Khối động cơ của nhà Toyoya.

1. Khối động cơ Toyota 2JZ:

Toyota – Một thương hiệu sản xuất ô tô đến từ Nhật Bản, nổi tiếng với sự êm ái và bền bỉ của động cơ. Họ đã làm tốt điều ấy trong nhiều thập kỉ qua. Và động cơ 2JZ là một trong những động cơ 6 xylanh đã được sản xuất.

2. Lịch sử hình thành:

Vào những năm 70, khi Toyota muốn tranh đấu với Nissan, họ đã lấy một chiếc Celica lúc bấy giờ kéo dài trục cơ sở và sử dụng một động cơ 6 xylanh thẳng hàng cho nó, và nó có tên là Celica Supra hay còn còn là Celica XX.

Toyota Celica
Toyota Celica

Đến những năm 1978, mặc dù được ra mắt khá thành công nhưng nói về doanh số thì Celica vẫn không đuổi kịp Nissan Z. Mặt khác, nó đã trở thành nền móng của Huyền Thoại Supra mang trong mình một khối động cơ 6 xylanh.

Mãi cho đến năm 1986, Supra mới thực sự trở thành mẫu xe riêng biệt, tách khỏi dòng Celica.

Chiếc xe thể thao hiện đã sử dụng nền tảng lớn hơn mượn từ Soarer thế hệ thứ hai, giúp các kỹ sư có nhiều không gian hơn để phát triển một mẫu xe hiệu suất cao.

Toyota Supra thế hệ đầu
Toyota Supra thế hệ đầu.

Trải qua rất nhiều lần thay đổi động cơ, cuối cùng họ đã chọn động cơ 7M-GTE tăng áp và có dung tích lên đến 3.0L.

Năm 1989, thị trường Nhật Bản đã tung ra khối động cơ mới mang tên 1JZ, xóa bỏ khối động cơ của dòng M cũ kỹ. Cũng trong năm ấy, Supra thế hệ thứ 4 cũng đã bắt đầu phát triển.

Sau 4 năm không ngừng phát triển, mẫu xe huyền thoại A80 Supra chính thức bắt đầu được sản xuất vào năm 1993. So với các phiên bản tiền nhiệm, mẫu xe mới là một kỳ tích về kỹ thuật khi Toyota đã rút hết mọi điểm dừng để tạo ra chiếc xe hiệu suất tối ưu.

Toyota Supra
Toyota Supra

Năm 1993, sau 4 năm không ngừng phát triển, A80 Supra chính thực được sản xuất. So với các mẫu xe trước đó, nó là một kì tích về kỹ thuật của Toyota. Họ đã bức phá mọi giới hạn để tạo ra một chiếc xe có hiệu xuất tối ưu nhất.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, A80 Supra có 2 sự lựa chọn động cơ trên thị trường Nhật Bản. 2JZ-GE hút khí tự nhiên 220 mã lực, mô men xoắn : 285Nm, và phiên bản tăng áp kép với 276 mã lực và momen xoắn 431 Nm.

Tuy nhiên, ở châu Âu và Bắc Mỹ, người ta đã sử dụng bộ tăng áp bánh thép nhỏ hơn và kim phun nhiên liệu lớn hơn, làm công suất của xe tăng lên mức 321 đến 326 mã lực. Đây quả thật là một con số đáng ngưỡng mộ ở thời điểm đó.

 Động cơ 2JZ của Toyota
Động cơ 2JZ của Toyota.

3. Cấu tạo đặc biệt của động cơ 2JZ:

Khối động cơ 2JZ được chế tạo bằng Gang, cực kì bền bỉ do các kỹ sư đã làm rất nhiều gân trợ lực. Cho đến nay, sức mạnh của nó cũng có thể nói là chưa được khai thác hết cũng vì sự bền bỉ này!

Trục khuỷu hoàn toàn bằng thép rèn có đối trọng có các ổ trục chính dày, được gia cố (62mm) và thanh truyền (52mm).

Một số người cũng sẽ nói với bạn rằng các piston của 2JZ được rèn, nhưng thực tế không phải vậy. Các piston của động cơ 2JZ Toyota được đúc ở áp suất cao, họ đã thử nghiệm nó trong động cơ 800 mã lực, và nó vẫn hoạt động tốt.

Cam kép trên đầu xi lanh nhôm sử dụng bốn van trên mỗi xi lanh với tổng số 24. Và đầu xi lanh không có thiết kế đột phá; nhưng thay vào đó, Toyota đã lựa chọn cách bố trí đơn giản nhưng đáng tin cậy hơn: không có bộ nâng van thủy lực, không có cò mổ, chỉ một số gầu và miếng chêm để truyền động van.

Thông thường các hệ thống tăng áp kép được sử dụng 2 turbo gồm 1 lớn và 1 nhỏ. Những với động cơ 2JZ-GTE, nó sử dụng 2 turbo gần như là bằng nhau, điều này làm cho công suất và momen xoắn tăng theo cấp tuyến tính nhưng vẫn mượt mà.

Mô-men xoắn đạt 407 N.m khi số vòng tua máy 1.800 vòng/phút, và điều này thật tuyệt vời đối với một động cơ được phát triển vào đầu những năm 90.

Động cơ 2JZ
Động cơ 2JZ

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống van biến thiên VVT-i?

Nhưng vì vào thời điểm đó, các vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra nên Nhật Bản đã thỏa thuận với Toyota và họ đã phải hạ chiếc xe huyền thoại này xuống chỉ còn 280 mã lực.

Điều đó đưa chúng ta đến lý do chính tại sao động cơ này lại trở nên phổ biến trong suốt những năm 2000. Một phần là do bộ phim Fast and Furious ban đầu và các trò chơi điện tử như Need for Speed: Underground, những người đam mê xe bắt đầu điều chỉnh những chiếc Supra chạy bằng động cơ 2JZ của họ để có thêm sức mạnh.

Một chiếc Toyota Supra trong Fast and Furious

Các dân chơi xe ô tô thời đó chọn cỗ máy động cơ 2JZ này để độ đơn giản vì nó dễ độ nhưng mang lại hiệu suất bất ngờ. Chỉ cần thay đổi bộ tăng áp kép nhỏ thành 1 cái lớn hơn. Hay lắp thêm turbo cho khối động cơ hút khí tự nhiên, thay kim phun lớn hơn, thay bộ làm mát trung tâm lớn hơn, remap lại ECU là đã có một cỗ máy hơn 700 mã lực.

Một khối động cơ Supra đã được độ
Một khối động cơ Supra đã được độ

Nếu được sửa đổi và nâng cấp những piston bền bỉ hơn và thanh truyền tốt hơn cỗ máy này thậm chí còn đạt đến 1500 mã lực.

Những con số trên chứng minh rằng khối động cơ này đến giờ vẫn là một điều kỳ diệu. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta chỉ còn thấy động cơ của BMW trên Supra thế hệ thứ 5. 

Toyota Supra thế hệ thứ 5
Toyota Supra thế hệ thứ 5

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác