Hoàng Anh - Tổng hợp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng L Jetronic?

(News.oto-hui.com) – L Jetronic là hệ thống phun xăng đa điểm, phun gián đoạn và được điều khiển bằng điện tử. L Jetronic sử dụng một cảm biến cánh gió đo lượng không khí đi vào và gửi tín hiệu về bộ điều khiển điện tử. Thông qua đó, bộ điều khiển sẽ tính toán, đo đạc và đưa vào động cơ lượng nhiên liệu thích hợp.

L Jetronic là hệ thống phun xăng gián tiếp, nhiều điểm, phun gián đoạn và được điều khiển bằng điện tử. Hệ thống này được BOSCH (công ty chuyên cung cấp công nghệ, thiết bị ô tô của Đức) cho ra đời vào đầu những năm 80 với mục đích khắc phục những nhược điểm của hệ thống phun sử dụng cơ khí cũ. L Jetronic được sử dụng rất phổ biến trên các động cơ ô tô ngày nay.

Hệ thống phun xăng L Jetronic.
Hệ thống phun xăng L Jetronic.

Hệ thống L Jetronic hoạt động như thế nào?

1. Trạng thái làm việc bình thường:

Ở chế độ làm việc bình thường, xăng ở thùng chứa 5 được bơm bằng bơm 6 đi đến bình lọc tinh 7. Sau khi đã được lọc các cặn bẩn thì xăng đi đến vòi phun 4 và được phun vào xylanh. Vòi phun 4 được điều khiển bằng điện, đóng mở theo sự điều khiển của bộ điều khiển 2.

Kết cấu của hệ thống L Jetronic.
Kết cấu của hệ thống L Jetronic.

Bộ điều chỉnh áp suất 8 (dạng cơ khí) có chức năng điều chỉnh lượng nhiên liệu hồi về thùng chứa, duy trì chênh lệch áp suất (ΔP) trước và sau vòi phun. Nếu ΔP tăng, bộ điều chỉnh 8 sẽ mở rộng đường hồi về để giảm áp suất nhiên liệu đưa tới vòi phun. Nếu ΔP giảm thì ngược lại, bộ điều chỉnh sẽ đóng bớt đường hồi để tăng áp suất nhiên liệu đến mức cần thiết.

Bộ điều chỉnh áp suất có vai trò quan trọng.
Bộ điều chỉnh áp suất có vai trò quan trọng.

Việc duy trì sự ổn định độ chênh lệch này rất quan trọng vì nếu ΔP bị biến thiên, lượng nhiên liệu phun vào xylanh sẽ bị thay đổi dù thời gian đóng mở vòi phun là như nhau (có tác dụng giống với bộ hằng chênh áp của hệ thống K Jetronic).

Ở đường không khí nạp, lá van lật 1 được gắn cảm biến góc quay. Khi không khí đi vào sẽ làm vị trí góc quay của van bị thay đổi. Tín hiệu từ cảm biến sẽ được truyền về bộ điều khiển 2. Từ những tín hiệu này, bộ điều khiển sẽ xác định được lượng không khí đi vào và điều chỉnh hoạt động của vòi phun sao cho thích hợp nhất.

Lá van lật gắn cảm biến để đo lưu lượng không khí.
Lá van lật gắn cảm biến để đo lưu lượng không khí.

Khi xupapbướm ga hoạt động, vị trí của chúng thay đổi liên tục dẫn tới sự dao động của dòng khí trên đường nạp. Sự dao động này tác dụng lên van lá và làm cho vị trí góc của van thay đổi liên tục nên lá van giảm chấn 3 có tác dụng giúp cho lá van chính tránh khỏi những va chạm khi làm việc với độ biến thiên cao.

2. Trạng thái hỗ trợ động cơ khởi động:

Khi động cơ bắt đầu khởi động, công tắc 9 đóng lại. Bộ điều khiển mở vòi phun 11 và đường bổ sung không khí 15. Cung cấp thêm hỗn hợp nhiên liệu cho động cơ.

Vòi phun và cửa nạp hỗ trợ động cơ khởi động.
Vòi phun và cửa nạp hỗ trợ động cơ khởi động.

Rơle nhiệt 10 sẽ đo nhiệt độ của động cơ. Khi nhiệt độ động cơ vẫn con thấp. Bộ điều khiển sẽ giữ thời gian hoạt động của vòi phun 11 và cửa nạp bổ sung 15 được dài hơn. Ngược lại, khi nhiệt độ động cơ đạt tới mức ổn định. Bộ điều khiển sẽ ngắt vòi phun và cửa nạp. Động cơ trở lại hoạt động ở chế độ bình thường.

Rơle và cảm biến nhiệt.
Rơle và cảm biến nhiệt.

Cũng trong quá trình này, bộ điều khiển sẽ điều chỉnh tăng giảm xung phun của vòi phun 4 dựa vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt 12. Giúp động cơ nhanh đạt đến nhiệt độ ổn định hơn.

Ở bướm ga 13 cũng được gắn cảm biến để hỗ trợ cho việc điều khiển vòi phun. Ngoài ra còn giúp giảm độc hại động cơ, tiết kiệm nhiên liệu khi động cơ hoạt động ở trạng thái bị kéo.

Bướm ga cũng được gắn cảm biến.
Bướm ga cũng được gắn cảm biến.

Tìm hiểu qua một chút về trạng thái bị kéo. Đó là khi xe đang di chuyển với tốc độ cao, bướm ga mở rộng. Đột nhiên xe gặp chướng ngại vật, phải dừng đột ngột dẫn tới vị trí góc của bướm ga cũng bị biến thiên đột ngột theo. Lúc này tín hiệu từ cảm biến được truyền về và bộ điều khiển ngay lập tức đóng vòi phun lại. Giúp tiết kiệm nhiên liệu và ổn định tỉ lệ hòa khí trong động cơ.

Vì các bộ phận trong hệ thống được điều khiển bằng điện nên L Jetronic có những ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống nhiên liệu cơ khí. Tiết kiệm nhiên liệu, tỉ lệ hòa khí ổn định, dễ kiểm soát và chất lượng của hỗn hợp nhiên liệu không bị ảnh hưởng bởi độ mòn của các chi tiết. Với rất nhiều ưu điểm và tính hiệu quả cao nên L Jetronic được sử dụng rất phổ biến trên các động cơ ngày nay.


Một số bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác