Nguồn: quizzes.howstuffworks.com

Trắc nghiệm kiểm tra kiến thức về an toàn trên xe ô tô

Mỗi ngày đều có đến hàng trăm vụ tai nạn giao thông xảy ra nhưng bạn vẫn có thể làm được rất nhiều điều để giảm nguy cơ xảy ra va chạm. Hãy tìm hiểu xem bạn có phải là người am hiểu về an toàn trên xe ô tô hay không bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây nhé.

1. Dây đai an toàn có thể làm giảm bao nhiêu phần trăm nguy cơ tử vong cho hành khách ở hàng ghế phía trước ?
A. 40%
B. 50%
C. 60%

2. Dây an toàn tác dụng lực nhiều nhất vào phần nào trên cơ thể khi phanh ?
A. Vai và hông
B. Xương sườn và xương chậu
C. Ngực và bụng

3. Bộ phận nào của ô tô nào được thiết kế để biến dạng khi xảy ra va chạm ?
A. Cửa xe
B. Nội thất
C. Vùng hấp thụ xung lực

4. Công dụng chính của hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì ?
A. Cho phép phanh xe dễ dàng hơn
B. Cho phép kiểm soát lái khi phanh
C. Chống bó cứng phanh

5. Kính cường lực mạnh hơn gấp bao nhiêu lần so với kính thông thường ?
A. 2- 3 lần
B. 4- 5 lần
C. 6- 10 lần

6. Túi khí có thể làm giảm bao nhiêu phần trăm nguy cơ tử vong khi xảy ra va chạm phía trước ?
A. 20%
B. 30%
C. 50%

7. Túi khí được thổi phồng lên bởi loại khí nào ?
A. Khí hydro
B. Khí heli
C. Khí nitơ

8. Nên ngồi cách vô lăng bao xa để tránh gặp chấn thương từ túi khí ?
A. 8 inch (20.3 cm)
B. 10 inch (25.4 cm)
C. 5 inch (12.7 cm)

9. Trẻ em phải đạt yêu cầu nào để có thể ngồi ở ghế quay mặt về phía trước ?
A. Trẻ phải nặng từ 4.5 – 6.8 kg
B. Trẻ phải nặng từ 5.9 – 6.8 kg
C. Trẻ phải nặng từ 9,1 kg trở lên

10. Trẻ em phải đạt yêu cầu nào để có thể sử dụng dây an toàn dành cho người lớn ?
A. Trẻ phải nặng từ 27,2 kg trở lên
B. Khi trẻ được 6 tuổi
C. Khi trẻ cao 150 cm

Đáp án:
1. B – Theo cơ quan quản lí An toàn giao thông đường bộ quốc gia Hoa Kỳ, dây an toàn có chức năng giảm nguy cơ tử vong cho hành khách ngồi ghế phía trước khoảng 50%.

2. B – Dây an toàn áp dụng hầu hết lực cản vào xương sườn và xương chậu.

3. C – Thay vì toàn bộ chiếc xe phải chịu lực khi va chạm, vùng hấp thụ xung lực sẽ chịu một phần lực tác động từ va chạm và ngăn không cho nó ảnh hưởng đến hành khách ngồi trong xe.

4. B – Khi đạp phanh, ABS tác dụng lên phanh nhiều lần trong một giây, ngăn tình trạng bánh xe bị bó cứng và ngăn ngừa hiện tượng mất lái.

5. C – Kính cường lực được nung nóng và sau đó làm lạnh ngay lập tức để tăng độ cứng, do đó nó cứng hơn gấp 5 đến 10 lần so với kính thông thường.

6. B – Thống kê cho thấy túi khí có khả năng giảm nguy cơ tử vong khi xảy ra va chạm trực diện khoảng 30%.

7. C – Khi va chạm, sodium azide và kali nitrat (KNO3) trong túi khí sẽ phản ứng để tạo ra khí nitơ, khí này sẽ làm phồng túi khí.

8. B – Ngồi cách túi khí 10 inch (25,4 cm) là khoảng cách an toàn nhất. Có thể đo khoảng cách này từ trung tâm vô-lăng đến ngực.

9. C – Trẻ em trên 1 tuổi và nặng khoảng 9,1 kg trở lên có thể ngồi ghế trẻ em quay mặt về phía trước.

10. C – Trẻ em đã sẵn sàng sử dụng dây an toàn dành cho người lớn mà không cần sự trợ giúp của ghế nâng phải cao khoảng 150 cm và khoảng 8 – 10 tuổi trở lên.

Yến Trang

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác