(News.oto-hui.com) – Có nhiều người đã phát hiện ra rằng những dòng xe mới được sản xuất gần đây thường nhanh nóng hơn khi hoạt động so với những dòng xe cũ. Tại sao những dòng xe mới dễ bị nóng hơn, trong khi rõ ràng là công nghệ và sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô đang ngày một tiên tiến hơn? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này ở bài viết dưới đây.
1. Cắt giảm chi phí sản xuất xe:
Như một điều hiển nhiên trong những năm gần đây là các loại động cơ mới trên những dòng xe mới sẽ không bền bằng những động cơ được sản xuất cách đây khoảng 20 năm trên những dòng xe cũ, và lý do đằng sau rất rõ ràng. Đó là nhà sản xuất quyết định cắt giảm chi phí để tạo thêm lợi nhuận cho họ.
Đừng để việc cùng một dòng xe nhưng được sản xuất khác năm có sự chênh lệch về giá cả đánh lừa vì trên có bản mọi thứ đều được chế tạo tương đương kể cả động cơ xe và với mức giá thấp không ngờ so với mức lợi nhuận thu được từ một chiếc xe.
Chúng ta có thể thấy rõ nhất việc cắt giảm chi phí này khi quan sát nội thất của xe, nhưng những thứ ở dưới nắp ca-po thì thường rất khó phát hiện. Việc cắt giảm chi phí dẫn tới các loại vật liệu chế tạo xe không còn tốt như trước kia, do vậy những dòng xe mới hiển nhiên sẽ dễ bị nóng hơn các dòng xe cũ.
2. Khả năng tản nhiệt kém:
Kích thước của các chi tiết trong bộ tản nhiệt là một yếu tố rất quan trọng và mọi người thường có xu hướng bỏ qua vấn đề này. Nhưng để giảm trọng lượng xe cũng như giảm kích thước tổng thể của xe thì người ta sẽ giảm kích thước của một vài chi tiết trong bộ tản nhiệt. Do đó bộ tản nhiệt càng ngày càng mỏng hơn so với trước kia. Bởi vì bộ tản nhiệt mỏng hơn đồng nghĩa với việc lượng nước làm mát cũng sẽ thấp hơn. Khi nước làm mát ít đi thì khả năng làm mát của xe chắc chắn sẽ giảm.
Để chế tạo các piston nhẹ hơn, nhà sản xuất thường giảm kích thước thân piston. Do đó, khi piston có kích thước ngắn hoạt động trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao thì dễ bị nghiêng và cọ xát vào thành xylanh. Thân piston nóng thì việc truyền nhiệt chắc chắn sẽ giảm vì diện tích bề mặt của chúng đã nhỏ hơn, từ đó dẫn tới hiện tượng quá nhiệt trong xilanh. Cuối cùng vì giãn nở do quá nhiệt mà piston sẽ cọ sát vào thành xilanh gây ra vết xước dẫn tới hư hỏng động cơ.
Hơn nữa, đối với một số dòng xe sử dụng bộ tăng áp hoặc bộ chuyển đổi xúc tác thì sẽ càng khiến xe nóng lên một cách nhanh chóng.
3. Do sự tác động của con người:
Rõ ràng, yêu cầu đối với các dòng xe mới về công suất ngày càng cao so với các dòng xe cũ vậy nên khi động cơ hoạt động ở công suất càng cao thì càng dễ bị quá nhiệt bởi vì ở công suất cao, cần nhiều không khí cho quá trình cháy hơn. Do vậy, không khí trên đường nạp sẽ loãng hơn so với bình thường, cho nên khả năng làm mát phần nào động cơ của không khí sẽ giảm đáng kể. Còn chưa nói đến khi xe ô tô hoạt động ở môi trường có nhiệt độ cao, không khí nạp vào sẽ là khí nóng, cũng sẽ làm giảm khả năng làm mát của khí nạp.
Bộ tản nhiệt cũng là một tác nhân gây quá nhiệt ở động cơ, đặc biệt là khi điều hòa không được bảo dưỡng đúng cách. Không chỉ cần quan tâm tới điều kiện nước làm mát mà cánh tản nhiệt nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn và làm giảm luồng khí qua bộ tản nhiệt của quạt làm mát. Và do vậy, cho dù một chiếc ô tô bề ngoài có sạch sẽ sáng bóng đến đâu, nhưng bộ tản nhiệt không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến động cơ hoạt động không tốt.
Lý do cuối cùng làm cho những dòng xe mới dễ bị nóng hơn so với các dòng xe cũ (theo nghiên cứu gần đây của ADAC), đó là tỷ lệ chất chống đông trên nước làm mát không phù hợp cũng làm cho nước làm mát sôi nhanh hơn nhưng ít hoặc thậm chí là không có cảnh báo. Hiện tượng này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các vụ tai nạn được ghi nhận vì quá nhiệt trên ô tô.
Bài viết liên quan:
- Giải thích tại sao phải đánh lửa sớm
- Tại sao hầu hết các xe ô tô có động cơ ở phía trước?
- 9 nguyên nhân gây ra hiệu suất thấp ở động cơ xăng