Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến góc đặt bánh xe

Cân chỉnh đúng góc đặt bánh xe là một yếu tố quan trọng để giúp cho việc lái xe trở nên an toàn hơn. Không những thế nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho các lốp xe. Nếu lốp xe mòn không đều và mòn nhanh thì sẽ gây ra hiên tượng xỉa lái, hoặc nếu trụ lái không thẳng thì góc đặt của các bánh xe sẽ bị sai lệch. Các bước dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề liên quan đến góc đặt bánh xe tại nhà.

Phần 1. Chuẩn bị

1. Kiểm tra áp suất lốp:

Lốp xe cần được bơm đủ hơi trước khi bạn kiểm tra. Áp suất lốp không đủ có thể là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan đến góc đặt bánh xe, vì vậy bạn nên kiểm tra áp suất lốp trước khi tiến hành kiểm tra các chi tiết khác. Đồng thời áp suất lốp đủ cũng sẽ giúp các kết quả đo ở các bước sau chính xác hơn.

Kiểm tra áp suất lốp.

2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật:

Tra cứu sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết giá trị tiêu chuẩn của các góc đặt bánh xe như góc camber, caster và góc chụm toe, bạn nên ghi lại các gía trị này. Có thể bạn không hiểu ý nghĩa của các góc này nhưng đừng lo lắng bởi vì nó sẽ được giải thích ở các phần sau của bài viết này.

Ghi lại các giá trị góc đặt bánh xe.

3. Kiểm tra hệ thống treo:

Giống như vấn đề với áp suất lốp thì vấn đề với hệ thống treo cũng có thể làm sai các kết quả đo. Vì vậy trước tiên bạn nên làm theo các bước dưới đây:

  • Đỗ xe trên nền phẳng và đội các bánh trước bằng con đội thủy lực, dùng con đội chết để kê phía dưới gầm xe và đảm bảo vô lăng không bị khóa.
  • Dùng tay lắc các bánh xe trước theo chiều ngang và dọc, nếu các bánh xe không di chuyển gì thì có thể hệ thống treo còn tốt, còn ngược lại thì hệ thống treo đang gặp vấn đề.
  • Nếu hệ thống treo bị lỏng hay có độ rơ thì bạn nên thay thế các chi tiết bị mòn như: Rotuyn lái, rotuyn trụ đứng, thước lái, bốt tay lái, bạc lót.
  • Nếu không có kinh nghiệm trong việc sửa chữa thì bạn nên mang xe tới gara.
Kiểm tra các bánh xe.

Phần 2. Đo góc chụm Toe của các bánh trước

1. Xác định góc chụm Toe:

Góc chụm toe được đặc trưng bởi hiệu số khoảng cách giữa mép trong phía trước và sau của hai bánh xe trước. Góc chụm toe có hai loại là: Toe-in và Toe-out.

Toe-in là góc mà khoảng cách giữa mép trong phía trước nhỏ hơn mép trong phía sau, còn toe-out thì ngược lại.

  • Trên một số xe góc chụm toe được đặt bằng không hoặc đặt thành góc toe-in để tăng sự ổn định cho xe.
  • Góc chụm toe thường bị sai và cũng dễ để bạn có thể tự sửa chữa.
Đo góc camber của bánh xe trước.

2. Vẽ đường thẳng giữa các hoa lốp:

Dùng phấn hoặc bút màu trắng và đặt bút lên giữa các hoa lốp và nhờ ai đó quay bánh xe một vòng để tạo một đường tròn bao quanh chu vi lốp xe. Làm tương tự với bánh xe đối diện.

Vẽ một đường tròn bao quanh chu vi của lốp xe.

3. Hạ đội thủy lực:

Lấy các con đội chết ra khỏi gầm xe và hạ đội thủy lực để xe nằm trên sàn.

Hạ đội để xe nằm trên sàn.

4. Đẩy xe:

Đẩy xe chạy khoảng 3m rồi dừng . Bạn không nên khóa vô lăng để đảm bảo bánh xe chạy thẳng.

Đẩy xe chạy khoảng 3m.

5. Sử dụng thước dây để đo khoảng cách giữa các bánh xe trước

Nhờ một ai đó cầm thước và đo cùng với bạn. Chú ý đo khoảng cách giữa hai đường màu trắng trên lốp mà bạn đã vẽ ở bước trên. Không nên đặt thước đo tại các điểm khác trên lốp. Đầu tiên đo phía trước, rồi ra phía sau bánh xe.

Đo khoảng cách giữa hai đường vẽ trên bánh xe.

6. Tính toán kết quả đo:

Nếu khoảng cách phía trước nhỏ hơn phía sau thì các bánh trước đang chụm vào trong(Toei-in). Còn nếu khoảng cách phía sau nhỏ hơn phía trước thì các bánh trước có góc Toe-out. Nếu khoảng cách bằng nhau thì góc toe bằng không.

  • Góc chụm Toe của các bánh sau cũng quan trọng và ảnh hưởng tới tuổi thọ của lốp.
  • Nếu bạn phát hiện ra vấn đề với góc đặt bánh xe phía sau thì bạn nên kiểm tra, trước khi kiểm tra với các bánh trước.
  • Cách đo cũng giống khi đo các bánh trước.
Tính toán và so sánh các kết quả đo.

Phần 3. Đo góc camber

1. Định nghĩa góc camber:

Góc camber là góc nghiêng tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng và được nhìn từ đầu xe. Khi phần đỉnh bánh xe nghiêng ra ngoài thì ta có góc camber dương, còn khi nó nghiêng vào trong thì có góc camber âm.

Trên một số xe, các bánh trước thường được đặt góc camber âm để tăng độ ổn định cho xe khi vào cua.

Góc camber âm và dương.

2. Thước đo vuông góc:

Lấy một miếng bìa cứng hoặc miếng gỗ cắt thành hình một tam giác vuông giống như thước đo vuông góc, có chiều cao bằng bánh xe.

Cắt miếng bìa hoặc gỗ thành một tam giác vuông.

3. Đặt thước đo:

Đặt thước bên cạnh bánh trước. Một cạnh góc vuông trên sàn còn một cạnh song song với mặt phẳng bên hông bánh xe.

Đặt thước đo như hình vẽ.

4. Tiến hành đo:

Bạn sẽ quan sát thấy một khe hở giữa thước đo và bánh xe. Dùng thước thẳng đo khoảng cách đó, nó sẽ là giá trị của góc camber. Chú ý đo khoảng cách mà gần trên đỉnh của bánh xe để đạt giá trị cao nhất.

  • Lặp lại quy trình đó với bánh xe phía đối diện và các bánh xe phía sau. Các bánh xe trước phải có cùng một góc camber và giống với giá trị của nhà sản xuất còn không thì nó cần điều chỉnh lại.
  • Nếu bạn không thấy có khoảng cách để đo, bạn có thể đẩy xe tới và lui và thử đo lại.
  • Nếu góc camber bị sai lệch thì bạn phải điều chỉnh lại trước khi cân chỉnh lại góc chụm của các bánh trước.


Hình 13. Tiến hành đo.

Phần 4. Sửa lại góc chụm của các bánh trước

1. Xác định vị trí của rotuyn lái:

Rotuyn lái là bộ phận kết nối thước lái với các bánh xe và thường nằm gần các bánh xe. Nếu không biết chắc chắn vị trí thì bạn có thể tham khảo hình ảnh trên mạng và xem cẩm nang sửa chữa để xác định vị trí của rotuyn lái.

Vị trí rotuyn lái.

2. Nới lỏng đai ốc giữ rotuyn lái:

Nằm giữa rotuyn lái và thước lái có một đai ốc giữ cho rotuyn lái cố định. Bạn sẽ cần nới lỏng đai ốc này bằng cơ lê phù hợp.

  • Chú ý trên một số xe, đai ốc giữ rotuyn phía bên người lái có ren ngược chiều kim đồng hồ còn bên hành khách thì lại cùng chiều kim đồng hồ.
  • Nếu đai ốc bị kẹt và khó để nới lỏng, bạn nên sử dụng bình xịt RP7 để xịt vào các đường ren trên rotuyn để loại bỏ các rỉ xét.
Nới lỏng đai ốc giữ rotuyn lái.

3. Thực hiện điều chỉnh:

Phụ thuộc vào hệ thống lái mà xe bạn đang sử dụng thì cách điều chỉnh góc chụm lại khác nhau.

  • Nếu xe bạn sử dụng hệ thống lái có một thanh càng A, bạn chỉ cần nới lỏng đai ốc giữ rotuyn lái và vặn thước lái để điều chỉnh góc chụm các bánh xe.
  • Nếu xe bạn đang sử dụng hệ thống lái có hai thanh càng A, sẽ có một ống lót điều chỉnh độ chụm bánh xe. Các ống lót này thường dễ bị hư hại vì vậy bạn phải cẩn thận khi vặn nó.
  • Dù bạn làm trên hệ thống lái nào thì bạn cũng nên nhớ rằng, điều chỉnh đều rotuyn lái hai bên.
Cách điều chỉnh khác nhau trên hệ thống lái khác nhau.

4. Kiểm tra lại góc chụm toe:

Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt các đai ốc giữ rotuyn lái. Sử dụng quy trình ở phần 2 để kiểm tra lại góc toe của các bánh trước.

Kiểm tra lại góc toe của các bánh trước.

5. Lái thử xe:

Lái thử xe trên đường để kiểm tra.

Theo Wikihow 

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác